Powered By Blogger

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

CƠ HỘI ĐẦU TƯ

B.                 HÃY HỢP TÁC CÙNG TÔI.

Cách đây năm năm anh em chúng tôi đã từng mơ ước là được làm về cây cảnh, là với thiên nhiên. Mặc dù hiện tại chúng tôi đang hoạt động bên ngành kỹ thuật. Những mơ  ước đó sau bao đêm trăn trở và những ngày tháng chuẩn bị cho ước mơ của mình thì vào ngày 08 tháng 06 năm 2010. Đề án VIETNAMGREEN ra đời.
Được sự hậu thuẫn của công ty SEICO VIETNAM. Và sự thỏa thuận giữa 2 bên lên công ty Việt Nam Xanh sẽ chính thức thành lập vào năm 2012. Và hiện tại có tên là seicogreen.

Seico green có thể làm mọi công việc mà công ty seico việt nam đăng ký kinh doanh với bộ thương mại Việt nam. Ngành mũi nhọn là cây cảnh và cây công trình
Công ty seico Vietnam sẽ hỗ trợ về tài chính, nhân lực, vận chuyển cho Seico green.
Seico green phải trình được toàn bộ năng lực của mình ( Về nguồn cung cấp, khả năng chăm sóc bảo hành, năng lực thi công, kinh nghiệm, Lĩnh vực đầu tư. Khả năng thu hồi vốn, thời hạn thu hồi vốn của Seico Green muộn nhất đến cuối quý II năm 2011

CHIA SẺ ĐẦU TƯ.
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng website cho công ty nhằm quảng bá hình ảnh và tiềm năng của nghành cây cảnh. Nơi tôi chôn rau cắt rốn ai cũng biết về cây và yêu cây. Cây cuả các bác, các chú, các anh sẽ được đăng tải trên mạng. Được giới thiệu cùng với các dự án, đối tác của Seico Vietnam và những dự án đối tác của công ty. Chính các bác, các chú, các anh sẽ là những nguồn cung cấp cây chính cho công ty VIETNAMGREEN sau này và là những đối tác quan trọng của VIETNAMGREEN.
Chúng tôi sẽ đưa những hình ảnh đẹp nhất của bạn với đối tác của chúng tôi và của Seicovietnam.

CHÚNG TÔI CẦN Ở BẠN ĐIỀU GÌ ?
Tài chính ? Không !!!!!!!!!!
Công sức ? Không !!!!!!!!!!!!
Vật chất ? Lại càng không !!!!!!!!
Hãy cho chúng tôi những hình ảnh đẹp nhất về cây cảu bạn và sẵn sàng hợp tác khi chúng tôi cần. Chúng tôi tin cả hai bên sẽ cùng hài long khi hợp tác với nhau.



                                                                                                                                                                                                                           VIETNAMGREEN CO.,LTD                          

                                                                                                                                                           


                                                                                    TRÂN TRỌNG HỢP TÁC!

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Không gian hợp lý cho nhà hẹp



Nhà nhỏ đòi hỏi việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu của nội và ngoại thất hài hòa để tạo sự đồng điệu cho ngôi nhà.
Mong muốn của hầu hết gia đình là sở hữu một căn nhà rộng rãi, tiện nghi và đẹp mắt. Trong điều kiện chỉ có một mảnh đất diện tích khiêm tốn bạn vẫn có thể bài trí tổ ấm trở nên xinh xắn và bắt mắt bằng một cách riêng hợp lý và độc đáo.
Ảnh:
Cần kết hợp nội và ngoại thất đồng bộ để tạo nên nét hài hòa.
Nhà nhỏ đòi hỏi việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu sử dụng công phu và nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho ngoại và nội thất kết hợp hài hòa với nhau tạo sự đồng điệu cho ngôi nhà. Vì hạn chế về không gian nên lời khuyên dành cho gia chủ là lựa chọn những đồ dùng đa năng, kiểu dáng có thể thay đổi một cách linh hoạt, dựa trên chức năng sử dụng của mỗi căn phòng.
Tivi và những chiếc tủ nhỏ là nội thất phù hợp cho căn hộ nhà nhỏ xinh.
Màu sắc tươi sáng làm căn nhà thêm rực rỡ.
Với những phòng khách nhỏ, vật dụng thích hợp hơn cả là chiếc tủ đựng Tivi và cũng là nơi trưng bày đồ phù hợp. Tủ âm trường, tủ trần sẽ giúp bạn khai thác triệt để chắc năng sử dụng của bức tường trong việc trưng bày và lưu trữ đồ vật trang trí. Như vậy bạn có thể dùng phần lớn diện tích trống cho việc tụ họp, trò chuyện, giải trí cùng những vị khách của gia đình.
Chân cầu thang được trang trí bằng tủ gỗ và những chiếc gối nhỏ xinh làm căn phòng thêm rộng hơn.
Kệ treo tường tuy đơn giản song sẽ làm phòng ngủ thêm đáng yêu hơn.
Phòng ngủ nhỏ thường rất khó bài trí cho đẹp mắt bởi chiếc giường ngủ đã chiếm phần lớn diện tích sử dụng. Do đó bố trí những chiếc kệ treo tường đơn giản ở khoảng xung quanh giường để tạo điểm nhấn và cất những thứ đồ lặt vặt ít dùng tới. Dùng những giỏ mây, hộp giấy để đựng đồ chúng cũng có tác dụng trang trí cho căn phòng.
Với nhà hẹp, không gian gầm cầu thang tỏ ra rất tiện ích khi gia đình có thể tận dụng làm phòng vệ sinh, nhà kho, giá sách….
KTS Nguyễn Văn ThànhCông ty CP kiến trúc & nội thất Địa Lâm

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Cây và nước trong Phong Thủy

Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn.
8525_dool_080131_cd_t_2.jpg
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày.
Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình.
Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà… có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế.
Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ.
Ðối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ.
Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách… Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh… Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.
Dân gian có nói: “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước. Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.
Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa) .
Theo Thanh Niên

Tạo lộc xuân với cây trong nhà phố

Tạo lộc xuân với cây trong nhà phố
Mùa xuân cũng là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc. Hãy đem lộc xuân đến cho gia đình trong năm mới bằng khu vườn xinh hay những chậu hoa, cây cảnh có trong nhà bạn.
Nhà phố vốn chật hẹp nên không gian xanh như khu vườn nhỏ, chậu hoa cây cảnh rất được chú trọng. Những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của cây xanh đối với giá trị tinh thần và sức khỏe con người được nâng cao. Nhiều gia đình đã cố gắng dành ra một khoảng diện tích nhỏ để đưa cây xanh vào nhà, vừa để trang trí lại vừa có ý nghĩa mang đến sự tốt lành.
Sân thượng, sân trước, sân sau chính là không gian tạo vườn cây xanh hợp lý tạo thêm sự hấp dẫn.
Từ trên nhìn xuống, vườn khô vừa là tiểu cảnh trang trí, vừa là giếng trời lấy ánh sáng và làm thoáng mát ngôi nhà.
Tùy theo không gian kiến trúc của từng ngôi nhà sẽ có nhiều cách sắp đặt cây xanh phong phú và đa dạng. Với không gian lớn có nhiều diện tích, gia chủ thường trồng nhiều loại cây lớn điều hòa không khí, giữ khí lành và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian chính trong nhà.
Sự góp mặt của cây xanh làm không gian hài hòa, tự nhiên hơn.
Điểm nhìn từ đẹp mắt từ các không gian sinh hoạt chính: phòng khách, bếp.
Cầu thang, tiền sảnh, lối đi chung là khu vực thích hợp cho những chậu hoa, cây cảnh nhỏ giữ nét hài hòa, duyên dáng cho ngôi nhà bạn khi diện tích ngôi nhà không cho phép tạo một khoảng vườn xanh trong nhà.
Tạo sự sinh động với chậu hoa ở khu vực cầu thang.
Các loại cây như phong lan, địa lan, bạch mã, thiên thanh Nhật mang lại vẻ đẹp cuốn hút cho không gian sống. Những loại cây này sẽ đem đến cho gia đình bạn một nguồn năng lượng mới mẻ, dồi dào và sự thoải mái về tinh thần.
KTS Nguyễn Công Duyên
Công ty CP ADkientruc

KHÁT VỌNG ĐÚNG ĐẮN

Tôi muốn kinh doanh cây xanh
Hà Nội đất chật người đông biết làm gì để vươn lên trong xã hội này đây, trằn trọc suy nghĩ nhiều khi thấy ngao ngán. Tôi sống có động lực hơn nhiều khi trong đầu tôi lóe lên ý tưởng kinh doanh cây xanh, một nghề mà làng tôi vẫn làm và giờ cũng rất phát triển.
Chào anh chị trên Diễn đàn Kinh doanh VnExpress.net,
Tôi năm nay bước vào tuổi 25, với sức trẻ và niềm đam mê cây xanh tôi đang trên con đường tìm cho mình một lối đi. Trước cuộc sống rộng lớn này nhiều khi tôi cảm thấy mình mất hướng. Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Nam Định, cha mẹ nghèo cũng chỉ đủ chắt chiu nuôi tôi học xong Cao đẳng. Đó là sự cố gắng rất lớn của bố mẹ tôi. ra trường hơn một năm nay cũng đã làm ở hai công ty nhưng với thu nhập ít ỏi tôi chỉ đủ chi trả những gì tối thiểu cho bản thân. Cuộc sống vốn khắc nghiệt, nhiều đêm tôi nằm mà không ngủ được những lúc trong túi không còn tiền mà nước mắt trào ra khi thấy em mình ở quê vẫn mặc áo vá.
Hà Nội đất chật người đông biết làm gì để vươn lên trong xã hội này đây, trằn trọc suy nghĩ nhiều, nhiều khi thấy ngao ngán cho cuộc sống của mình quá. Tôi sống có động lực hơn nhiều khi trong đầu tôi lóe lên ý tưởng kinh doanh cây xanh, một nghề mà làng tôi vẫn làm và giờ cũng rất phát triển. Tôi mày mò nhiều nơi, cũng đi hỏi han nhiều và tôi thấy rằng thực sự ở Hà Nội là nơi có thể làm cái này. Tôi lao vào tìm tòi và đọc các tài liệu về cây xanh, về cách chăm sóc...
Hiện tại sau gần một năm tìm tòi học hỏi kiến thức về cây xanh của tôi cũng khá lên nhiều, và tôi bắt đầu tìm tòi sâu thêm về cây cảnh nghệ thuật và giờ cũng đã nắm được những kỹ thuật sửa chữa tạo hình cây cảnh. Mày mò học hỏi và làm thêm tại vườn một người quen để đúc kết kinh nghiệm. Tôi biết kinh doanh là vất vả, hao tâm tổn trí đó là những gì tôi tích cóp được sau thời gian đi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty về điện dân dụng. Những gì tôi học được chắc không đủ để tôi nói tôi có kinh nhiệm về kinh doanh.
Sau nhiều lần trăn trở và đọc nhiều bài viết của anh chị trên VnExpress tôi đã học hỏi được nhiều điều và cũng tự tin hơn để nghĩ rằng con đường mình lựa chọn là đúng. Tôi viết bài này mong nhận được sự chia sẻ chân thành của anh chị về việc kinh doanh và về ý tưởng kinh doanh cây xanh của tôi.
Đầu xuân Canh Dần kính chúc anh chị sức khỏe và hạnh phúc!
Trân trọng
Đỗ Duy Đô

PHONG THỦY VÀ CÂY

Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡ cho nhà tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà.
6571_dool_cd_070723_k2_1.jpg
Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
Cách chữa: người Hoa viết chữ chúc lành như “xuất nhập an bình” dán vào cây gây trở ngại ở chỗ ngang tầm mắt mong gặp lành khi ra vào nơi đó. Gương Bát quái cũng đạt hiệu quả, nó làm tan ảnh hưởng bất lợi.
Cây cối là một trong chín cách chữa căn bản, thường dùng để tạo hình dạng cân bằng cho nhà cửa, đất đai.Những hình ảnh dưới đây trình bày cách dùng chúng để làm mẫu trong việc chấn chỉnh quang cảnh nhà cửa:
1. Cách trồng như thế này tốt: vị trí cây trồng trong cung nào của nhà cửa là điều định đoạt cho đời sống của người ngụ cư. Nếu lối vào ở mặt A người đó sẽ nổi tiếng. Nếu ở mặt B gia đình thịnh vượng, ở mặt C có sự nghiệp thành công và nếu ở mặt D thì sẽ phát nhờ đường con cái.
2. Nói chung, cây cối nên trồng sau nhà, đặc biệt nếu nhà quay lưng vào núi căn nhà được hưởngsự ổn định và cuộc sống người nhà sẽ phát triển tốt lành khi cây lớn dần.
3. Những cây này rất quang trọng chúng bảo vệ người nhà khỏi chết chóc.
4. Cây mọc che chắn nhà thế này là tốt vì chúng canh giữ cho tài sản nhà này. Chúng ngăn cản ảnh hưởng bệnh hoạn từ bên ngoài.Những cây tươi tốt nên trồng như các hàng 3,6,9. Nhà có cây chết chứng tỏ khí trong nhà đang xuống dốc.thật vậy, cây tốt là cây biểu hiện vận may của bạn. Nếu một cây chết là điềm báo tin buồn.Ta có thể gặp cảnh khốn khó, tai nạn hay trong nhà sẽ có người chết.
5. Vị trí của cây này tốt nếu nó không áp gần làm áp lực với căn nhà. Nếu có con đường ngắm vào nhà thì cây này ngăn ngừa được tử khí. Thêm vào sự cân đối là quan trọng.Vì nếu cây quá lớn và quá gần, nó không thể cân bằng đối lực với hậu quả bệnh hoạn do con đường gây ra. Con đường lượn hình cánh cung là nét may mắn cho người nhà và có thể giải quyết cây áp đảo nhà nếu con đường đủ rộng để ngăn cách cho nhà và cây.
6. Cây trồng ở vị trí này tốt cho nghề nghiệp và gia đình nếu nó không qúa gần lối vào và che phủ rậm rạp trên con đường.
7. Cây không đưởc trồng quá gần cửa sổ. Nếu ánh sáng mặt trời không lọt vào, người nhà có thể bị đau. Không những nó cản trở khí vào nhà mà cây còn nảy rể trong lòng đất (Âm) cũng đem quá nhiều âm khí. Khi nào cây tạo dáng mỹ thuật thì tốt. Nếu nó có vẻ lấn áp tầm nhìn là xấu.
Cách chữa: treo lên bậu cửa sổ năm cái pháo đùng lớn.
Theo Khongtu.

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

CÂY ANH TRAI CHỊ LÊ P. KD SEICOVIETNAM





ĐẲNG VÂN THẬP TOÀN


TỰA SƠN VÂN 


THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP



MỜI ANH EM CÙNG THƯỞNG THỨC

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

NHÀ CHẶT CŨNG CHƠI ĐƯỢC CÂY


Ở BẤT KỲ ĐÂU THÌ TÌNH YÊU CÂY CẢNH VẪN LUÔN TRÀN NGẬP 


Sáng tọa trong cách bài chí 








MO HÌNH TUYỆT VỜI CHO CÁC NHÀ THIẾT KẾ 

BONSAI


        Chữ Bonsai chỉ mới xuất hiện trong ngôn ngữ Nhật từ vài thế kỷ nay. Bonsai ( Bon: cái khay, cái chậu. Sai: cây, trồng cây) là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, không có nghĩa là làm cây lùn đi hay do sự lùn di truyền, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt, vì nhu cầu thưởng ngoạn cây cảnh mà không có phương tiện thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.
        Nghệ thuật trồng tỉa và tạo hình các cây kiểng và cổ thụ thu nhỏ đã có ở Trung Hoa ít nhất từ thế kỷ thứ 7.Tiếng Trung Hoa gọi cây kiểng là "bồn tài" có nghĩa là cây trồng trong khay, trong chậu. Nghệ nhân cây kiểng đã uốn nắn, cắt xén, tạo hình cây trồng trong chậu thành hình rồng lượn, rắn cuốn, voi nằm, ngựa phi, hạc chầu, công múa... Đến khi triết lý Thiền và Ðạo phổ biến trong dân gian thì khuynh hướng tạo hình cây kiểng cũng chuyển hướng. Thiền hướng con người trở về với thế giới nhỏ trong cái tâm an lạc của chính mình. Nghệ nhân cây kiểng cũng muốn mô phỏng những cây đại thụ có cành lá rườm rà thu vào một không gian nhỏ hẹp như thu nhỏ một vầng trăng trong đáy mắt.
        Nghệ thuật cây kiểng đã du nhập vào Nhật Bản vào thời đại Kamakura (1192-1333). Mãi đến thời đại Edo (1615- 1867), nghệ thuật trồng bonsai mới trở nên phổ thông, được nhiều người yêu chuộng và phát triển mạnh mẽ. Ðể đáp ứng với nhu cầu quần chúng ham mê bonsai, một cuộc triển lãm bonsai lần thứ nhất đã được tổ chức tại Tokyo năm 1914. Ðến năm 1934, một buổi trình diễn bonsai khác được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Ðông Kinh và tiếp diễn cho tới ngày nay.
        Ðến thế kỷ thứ 20, Bonsai thực sự du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về Bonsai ở các nước Âu châu cuối thế kỷ thứ 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển lãm Bonsai được tổ chức. Tại Mỹ, Bonsai nhanh chóng được ưa chuộng sau thế chiến thứ hai. Trong các thập niên gần đây các hội Bonsai được thành lập khắp nơi. Có nhiều bộ sưu tập Bonsai ở các Vườn Bách Thảo khắp thế giới.
        Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, và quan trọng nhất là gợi ý - gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ "Hai-Ku" chỉ có 17 âm tiết mà diễn tả một cách súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt. Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
        Nghệ thuật Bonsai của Nhật không nhìn cây cảnh qua hoa lá mà nhìn mỗi chậu kiểng như là một tác phẩm nghệ thuật mang tính trầm tư và giải thoát đầy thiền vị. Nghệ nhân Bonsai cũng như nhà điêu khắc hay hội họa, tái tạo thiên nhiên, diễn đạt chí hướng, tâm tư và tình cảm của mình bằng chất liệu cây thật. Thiền sư Gukaido của Nhật nhận xét rằng: nghệ nhân Bonsai mới nhập môn thì nhìn cây lá bằng Mắt. Lên một cấp cao hơn nữa thì nhìn bằng khuynh hướng của Ý Thức và "thấm" hơn thì nhìn bằng Tâm và cao hơn hết là nhìn bằng Đạo.
        Triết lý Thiền với các khái niệm Wabi, Sabi, hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho Bonsai.
Kami là thần linh, là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, phẩm vật, thiên nhiên cây cỏ...
Wabi là ý thức về hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn, có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về nhẫn nhục, từ tốn, khi phải đối đầu với thiên nhiên. Quan niệm chấp nhận thiên nhiên như thế không đặt con người là trung tâm mà chỉ được xem là một thành phần của vũ trụ. Bạn hãy tưởng tượng mình đang ngắm cảnh... sau đó nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi.
Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc, yêu thương các sự vật đã được con nguời biến đổi, cũng như yêu thiên nhiên và sự trôi chảy của thời gian, cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm. Cảm giác Sabi là cái gì gần như là khắc kỹ, kiên nhẫn, dẫn ta đến Thiền của Phật giáo... Cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người.
        Kyuzo Murata - một bậc thầy hàng đầu ở Nhật có nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập Bonsai của Hoàng đế Nhật - đã giải thích: "Trong một thế giới sống vội vả, việc trồng cây Bonsai có thể dạy chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại... Sự tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở chúng ta rằng thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người..."
Cây kiểng Trung Hoa là hình ảnh để ngắm, từ ngoàì nhìn vào, thường đi với đá hay tượng, tháp, chùa chiền trang trí kèm với cây. Người Trung Hoa đặc biệt thích bộ rễ phơi bày với gốc lớn u nần bể nát đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, chấm phá hơn là chi ly đường nét, thích tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Họ say mê thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh hoa kiểng còn có đá, phụ kiện và họ thành công với loại Bồn cảnh, Non Bộ.
Nhưng Bonsai của Nhật là sự thể hiện của cái nhìn từ bên trong nhìn ra. Bonsai tạo ra một thế giới tĩnh lặng cổ sơ, một sự trang trọng của rừng già không vướng bận. Mỗi cây Bonsai đúng nghĩa tự nó có một linh hồn, không cần phải dựa vào tượng đài hay điển tích để định nghĩa cho mình. Dù xuất hiện dưới dáng mọc thẳng hiên ngang, dáng nghiêng theo chiều gió, dáng cheo leo bên sườn non, dáng liễu rủ mai gầy, dáng trơ vơ băng tuyết, dáng cô độc kiêu xa... thì triết lý Bonsai vẫn bàng bạc trong cái Tâm Hư Vô của thiền giả . Cây kiểng bao giờ cũng ở thế tĩnh lặng giữa đời, không bao giờ chồm về phía trước hay cành vươn ra như muốn ôm choàng lấy người xem.
Một tác phẩm Bonsai không chỉ phơi bày vẻ đẹp của lá hoa cành như những cây kiểng thông thường, mà nó còn phô diễn cả các phần khác như thân, rễ, chậu, kể cả đá và các phụ kiện điểm xuyết vào. Vì là một tác phẩm nên nó cũng chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân đã sáng tạo ra nó, chẳng khác gì một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc...Bonsai không có hồn thì không còn là Bonsai.
Cái khác giữa sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn Bonsai, là trong cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá. Ở Bonsai, sự thưởng ngoạn thường nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cành. Bonsai được coi là nghệ thuật sống vì nó liên quan đến thực vật còn đang sống. Nó là một hình thức nghệ thuật cũng như nghệ thuật hội họa và nghệ thuật điêu khắc. Người họa sĩ đem vẻ đẹp của thắng cảnh lên khung vải, phương tiện của họ là màu sắc và sự khéo léo tinh xảo của bàn tay. Nghệ nhân Bonsai cũng vậy, họ tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ lại nhưng chất liệu là cây thật, cũng dùng bàn tay khéo léo cộng với sự tưởng tượng phong phú. Kết quả là cả hai đều có tác phẩm từ sự sáng tạo mà ra. Nhưng tác phẩm của họa sĩ dừng lại tại đó. Tác phẩm của nghệ nhân Bonsai vẫn chưa bao giờ hoàn tất, vì nó là tác phẩm sống và vẫn sinh trưởng. Vì thế tác phẩm Bonsai còn phải qua bao nhiêu thăng trầm, thử thách, có thể tốt đẹp hơn hay xấu hơn, về lâu về dài, miễn là nó còn sống.
        Bước vào thế giới Bonsai người ta sẽ nghe những danh từ thông dụng như cắt tỉa, tạo dáng, trưng bày, triển lãm, đánh giá, chọn lựa phong cách, tạo ấn tượng...
Trong Bonsai người ta dùng rất nhiều loại cây : thông, tre, đào mơ, xuất hiện sớm nhất, kế đó là đỗ quyên, trà. Sau đó là các loài cây lai ghép có tán lá đẹp. Từ đó cây có hình dáng lá đặc biệt cũng được chú ý. Tùy theo từng loại cây mà người ta dùng các loại đất và chất dinh dưỡng khác nhau. Ðôi khi phải nhổ cây lên trồng lại. Trong quá trình cây lớn người ta uốn thân và cành theo những dây thép có hình dáng nhất định. Muốn có được một chậu cây cảnh như vậy thì thời gian trồng không chỉ là 1, 2 năm mà đôi khi phải vài chục năm.
Bonsai có nhiều phong cách căn bản như: thẳng đứng trang trọng, thẳng đứng phóng khoáng, thác đổ , nửa thác đổ, trí thức, cây chổi, trồng trên đá, rễ bò trên đá, rễ bám đá, đa thân, huynh đệ, lùm, trực tuyến, lượn, nhóm, và Saikei tức là phong cách tạo cảnh trong khay.
Chậu rất quan trọng, kích thước, hình dáng màu sắc của chậu phải cân đối hài hòa với cây. Chậu có các kiểu dáng như: kiểu cái trống, kiểu oval, kiểu hình chữ nhật, kiểu xiên Tokoname (chiều cao gấp đôi chiều rộng của vành) ...
Dụng cụ gồm: cưa cắt nhánh, kéo xén, kéo cắt lá, kéo tỉa, đòn bẩy để uốn cành hay thân, keo dán vết cắt, kìm lõm cắt cành nhỏ, kìm cắt cành lớn, dây đồng để uốn cành, xẻng bứng cây, chổi, lưới bịt lỗ thoát nước, cái rây để rây đất...
        Nghệ thuật là một quá trình mang thông điệp đến một thế giới hợp nhất qua mô tả bộ mặt thật của đời sống trong những kết cấu thẩm mỹ được tạo dựng tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp và tính Hoàn Thiện. Bonsai được tượng trưng như một hình thái nghệ thuật theo phong cách cảm nhận bằng một phương tiện diễn đạt tinh thần mang tính trừu tượng nhiều hơn. Nếu nền văn minh kỹ thuật và đô thị hóa đã ngăn cách con người với thiên nhiên, cũng như sự bận rộn căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày đã làm cho con người ngày càng xa cách thiên nhiên, thì Bonsai chẳng khác gì một lời thiết tha kêu gọi con người hãy mau mau quay trở lại. Trở lại với Bonsai là trở lại với Thiên nhiên được thu nhỏ, nơi đó con người sẽ tìm lại được sự bình yên thanh thản cho tâm hồn, cũng như tìm lại được chính mình từ khởi thủy, đó là tình yêu mầu nhiệm giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. Nếu một ngày nào bạn chợt nhận ra tâm hồn mình như sa mạc cằn khô không còn một bông hoa nào, không còn một chút màu xanh nào, thì bạn hãy nhanh chóng bẻ đôi ổ bánh mì mà bạn có, như câu ngạn ngữ của Hindu sau đây: "Nếu tôi có một ổ bánh, tôi sẽ bẻ một nửa cho người nghèo, còn nửa kia tôi bán đi để mua cho tâm hồn tôi một bông hoa huệ."

CÂY CẢNH TRIỆU ĐÔ


TƯỞNG CHỪNG NHƯ KHÔNG BAO GIỜ CÓ CÁI GIÁ NHƯ THẾ . NHƯNG ĐIỀU MÀ TA KHÔNG TIN THI LẠI LUÔN CÓ THỂ XẢY RA VÀ HIỆN HỮU



Nghệ thuật bonsai



Nét đẹp quê hương




Giá trị từ những điều bình thường 

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

TRỰC ĐẠI - CÁI NÔI CỦA CÂY CẢNH

HÌNH THÀNH LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH THÁI

Cách thủ đo 120km. Vùng đất gần biển, gần sông tiện đườn giao thông này đã tạo lên một điểm nhấn cho ngành du lịch tỉnh Nam Định
Dự án làng sinh thái Cường Sơn đang được hình thành và phát triển với cái tâm của những người con muốn phát triển quê hương giàu đẹp và quảng bá với bạn bè mọi nơi.
Nơi đây như được trời ban cho đất đai màu mỡ phì nhiêu. Bất kỳ nông sản nào được trồng ở đây đều trở lên ngon lạ khác thường mà bạn bè cả nước i cũng biết đến như gạo tám xoan, dệt lụa...
Không biết từ bao giờ mọi người nơi đây ai ai cũng yêu cây cảnh, nhà nhà chơi cây cảnh. Đến cậu bé 3 tuổi cũng mê cây cảnh lạ thường.
Dự án hình thành lên thì nơi đây sẽ là nơi cung cấp hàng chủ yếu cho công ty VIETNAMGREEN và các công ty cây cảnh khác, như cây thế, cây bonsai, hoa thảo, chậu đôn nông sản...
Nơi đây cũng là cái nôi đào tạo ra các nghệ nhân, các thợ cây, cung cấp cho các công ty, các nhà vườn những thợ cây có tay nghề, phẩm chất đạo đức cao. đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp, làm hài lòng mọi đối tác. \\

DỰ ÁN RẤT CẦN SỰ ỦNG HỘ CỦA CÁC BAN NGÀNH, CÁC CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG

MỌI CHI TIẾT XIN GỬI VỀ :

VIETNAMJAPAN COOPERATION

Tran Van Bao | SEICO M & E.
Mobi: 0978466050
Email: phongduanseico@gmail.com |
http://seicocodienvietnam.blogspot.com/
http://langcanhxua.blogspot.com/
Tel: (84-4) 6.285.3767/68 | Fax : ( 84-4 ) 6.285.3766
Head office : P213, G1, Community Thanh Cong., Ba Dinh Dist., Ha Noi.VN
Representative Office: 4F, Dong Do building, No 52 Nguyen Trai Str., Thanh Xuan., HN-VN


VỊNH HẠ LONG



LANG THANG CÙNG KỲ QUAN TẾ GIỚI












CẢNH QUAN XANH





KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI
MÙA HÈ NÀY ĐỐI VỚI DÂN TA NHƯ THẾ LÀ QUÁ ĐỦ RỒI


Cây xanh làm dịu đi cái nóng

  1. Hãy trồng thật nhiều cây xanh
  2. Hãy làm cho cảnh quan thêm đẹp
  3. Hãy yêu cây xanh nhiều hơn
  4. Hãy thành lập nhiều công ty cây xanh
  5. Hãy hỗ trợ cho ngành cây xanh phát triển
CHÚNG TA HÃY CỨU LẤY CHÚNG TA TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN