Powered By Blogger

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

YÊU CÂY CẢNH VIỆT NAM: CƠ HỘI ĐẦU TƯ

YÊU CÂY CẢNH VIỆT NAM: CƠ HỘI ĐẦU TƯ

CÂY CẢNH HẢI HẬU - CÂY TRÊN 70 NĂM TUỔI











Chuyện về tỷ phú cây cảnh Thành Sơn

Chuyện về tỷ phú cây cảnh Thành Sơn
Xem hình
 
Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn.
Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người, làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú.

Không chỉ có vậy, nghề trồng, chơi cây cảnh hiện nay còn là một hướng làm kinh tế “siêu lợi nhuận” được nhiều người tìm đến. Xuất phát từ những mong muốn trồng cây cảnh để cho con người trẻ, thư thái hơn, được sáng tạo và có thu nhập mà anh Nguyễn Ngọc Mạnh ở phường Ngô Quyền (Sơn Tây) đã từ bỏ nghề buôn bán mật o­ng, “bước chân” vào nghề trồng cây cảnh đầy mới mẻ này. 

Gặp anh tại Hội trưng bày sinh vật cảnh thành phố Sơn Tây vào một ngày mưa xuân đầu năm, thời tiết trở nên khắc nghiệt khi mà cả tháng lúc nào cũng trong tình trạng rét đậm, rét hại. Với nước da trắng, đôi mắt sáng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và sôi nổi, anh Mạnh như hội tụ được những tinh hoa của Thành cổ, giúp anh biết giá trị của từng cây cảnh. Sau một hồi trò chuyện, anh Mạnh bắt đầu kể về những năm tháng mưu sinh và “bén duyên” với cái nghề khiến anh nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc như hiện nay.

Anh Mạnh tâm sự: Trước khi đến với nghề cây cảnh, anh đã đi khắp Bắc Nam để thu mua mật o­ng. Sau một thời gian trải nghiệm cuộc sống, thấy nhiều người làm nghề trồng cây cảnh chỉ bỏ ra chút công sức, và với bàn tay tài hoa, con mắt nghệ thuật, qua vài năm mỗi cây đã cho thu lãi hàng vài chục hoặc vài trăm triệu đồng, bằng cả mấy năm đi buôn bán mật o­ng. Từ đó, anh quyết định “dấn thân” vào nghề và thật may mắn vì đã thu lãi tới vài triệu đồng từ một gốc cây si. Từ đó, nghề trồng, chơi cây cảnh đã ăn sâu vào còn người anh, nhiều khi những quyết định mua cây khiến gia đình, hàng xóm tưởng anh bị “dở hơi”. Ba năm trước, trong khi kinh tế gia đình chẳng khấm khá gì, thay vào việc xây dựng lại hoặc sửa sang ngôi nhà cấp 4 chật hẹp mà cả gia đình đang sinh sống thì anh bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua một cây sanh về trồng.

Rồi anh say sưa giảng giải về nghệ thuật chơi cây cảnh. Nào là: Do địa hình, vị trí mà cây có dáng vẻ, thế đứng khác nhau. Mọc ở vách đá, cây có dáng thác đổ hay truy phong; mọc ven suối, có gió đông nam thổi, cây đâm ngang có dáng thác đổ; mọc ở khoảng rộng, dáng thẳng gọi là thế trực…Căn cứ vào đó, người ta chia cây cảnh thành 5 thế chính: Thế trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ (thế huyền) và thác đổ. 

Để có đất “dụng võ”, năm 2006 anh thuê hơn 7.000m2 đất ở phường Phú Thịnh để tạo dáng, sắp đặt, bố trí và trồng cây cảnh. Đến thăm vườn cây của anh, chúng tôi như lạc vào mê cung của hàng ngàn cây cảnh, mỗi cây một dáng, một thế, phong phú, đa dạng. Trên nền một bãi đất hoang làm lò gạch trước đây, anh Mạnh đã tiến hành cải tạo thành một vườn cây cảnh có giá trị cao. Đây là vườn cây cảnh mà anh để tâm chăm sóc, gây dựng suốt hơn một năm qua. Chỉ vào một cây cảnh với dáng, thế rất đẹp, anh nói: Đây là cây tường vi mà tôi mua ở Sơn Tây với giá 30 triệu đồng, sau 2 năm đưa về tạo dáng, cắt tỉa, uốn, phối với một vài viên đá, chuyển chậu, giá trị của nó đã tăng gấp nhiều lần. Nhiều người ở các địa phương khác đến chơi đã trả hàng trăm ngàn đôla nhưng tôi không bán.

Anh Mạnh chưa bán không phải vì nó chưa được giá mà cái chính là anh chưa tuyển chọn, sưu tầm được một cây nào đẹp, quý hơn như thế. Vả lại, bán đi một cây cảnh mình dày công tạo dựng, chẳng khác nào đánh mất niềm đam mê, nên thấy trống vắng thế nào ấy…Hiện nay, cây tường vi của gia đình anh được giới chơi cây cảnh trong Nam, ngoài Bắc đặt cho cái tên “Việt Nam đệ nhất tường”. Anh cũng cho biết thêm: Ngoài cây tường vi có trị giá hàng tỷ đồng thì trong vườn của gia đình anh còn có khoảng 20 cây có giá trị hàng vài trăm triệu đồng.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, anh Mạnh rất tự hào với nghề trồng, chơi cây cảnh của người dân xứ Đoài. Bên cạnh việc học hỏi, tiếp thu những nét tinh tế của giới chơi cây cảnh Hà Nội thì người chơi cây ở Thành Sơn lại mang một cái hồn riêng. Cây cảnh ở đây không mãnh liệt, dữ dội mà nhẹ nhàng, êm dịu, phảng phất nét tinh khôi, chân phương, tao nhã của con người Thành Sơn. 

Đam mê, gắn bó với nghề cây cảnh, anh Mạnh tự nhận mình chẳng mất cái gì mà lại được quá ư nhiều thứ. Nó không còn là một thú chơi thanh tao nữa mà trở thành một cách làm kinh tế kiếm ra bạc tỷ. Từ đó khẳng định việc phát triển kinh tế dựa trên nền nghệ thuật đã không còn xa lạ với người nông dân. Và thú chơi vốn chỉ dành cho những người phú quý, phong lưu, bỗng chốc trở thành một nghề “kiếm tiền như lá” đối với một anh nông dân, để xóa tan mọi ý kiến nghi ngờ về khả năng thành công khi anh mới chập chững bước chân vào nghề cách đây hơn 10 năm.
(Theo Vietnamgateway.org)

Xã “tỷ phú” nhờ trồng cây cảnh

Xã “tỷ phú” nhờ trồng cây cảnh
Những cây cảnh đắt tiền trong khu vườn của anh Đào Duy Lộc.
“Đại gia” cây cảnh…
Những ngày cuối năm Kỷ Sửu, không khí xuân đã tràn ngập trên các đường làng, ngõ xóm. Có dịp về thăm khu vườn cây cảnh của gia đình anh Đào Duy Lộc, thôn 2, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, chúng tôi bị cuốn hút vào một không gian xanh với đủ loại cây cảnh như tùng la hán, tùng cối, si, xanh, lộc vừng, ngọc lan… Các thế cây, dáng cảnh mỗi cây đều khác nhau, thoáng nhìn đã biết chủ nhân của khu vườn là một người sành chơi cây cảnh trong nghề. 

Nông dân ở xã Hợp Lý chăm sóc quất cảnh để bán vào dịp Tết

Anh Lộc tâm sự, cách đây gần 20 năm, anh xuất ngũ trở về địa phương, gia đình nghèo lại đông anh em, bố bị bệnh mất sớm. Thấy đồng đất quê hương rộng rãi, màu mỡ, lại chưa được khai thác hiệu quả, anh ra vùng đất Nam Trực (Nam Định) quyết tâm học cho bằng được “bí quyết” nghề trồng cây cảnh. Ban đầu, do chưa có vốn, anh phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài” rồi từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu bằng nghề trồng cây cảnh. 

Đến nay, gia đình anh đã có 12.500m2 đất, chia thành 6 khu, mỗi khu đều trồng nhiều loại cây cảnh khác nhau. Vườn của anh có nhiều cây cảnh, từ những loại có giá từ 100 - 120 triệu đồng đến những loại từ 10 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, năm nào gia đình anh cũng trồng thêm khoảng 2.000 cây quất sai quả để bán vào dịp Tết. Do xây dựng được thương hiệu, nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tìm đến gia đình anh ký kết hợp đồng làm các công trình lớn về trồng, trang trí cây cảnh. Trung bình một năm, gia đình anh thu về từ 400 - 500 triệu đồng tiền lời và giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động ở địa phương. 

Xã thu nhập tới 6 tỷ đồng
Vài năm trở lại đây, tận dụng tiềm năng lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, chính quyền xã Hợp Lý đã nắm bắt thời cơ, tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ cho thị trường. Hiện xã Hợp Lý có khoảng hơn 600 hộ gia đình sống bằng nghề trồng hoa và cây cảnh. Tổng thu nhập hằng năm từ nghề này khoảng 6 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng thu nhập của toàn xã. Nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như gia đình ông Nguyễn Văn Thiện, Phạm Văn Thao, xóm 4; ông Lê Quốc Tiến, Đinh Quốc Chính, xóm 5; Phạm Thế Vinh, xóm 8… Còn lại đa số là thu nhập vài chục triệu đồng/hộ/năm. Được biết, cây cảnh ở xã Hợp Lý không chỉ có mặt ở thị trường trong tỉnh mà còn có ở các tỉnh khác và nhập sang nước ngoài... 

Ô tô ra vào xã Hợp Lý mua cây cảnh

Chia sẻ kinh nghiệm về nghề trồng hoa, cây cảnh, anh Nguyễn Thế Cường cho biết: Làm nghề này trước tiên phải biết các kỹ thuật, nghệ thuật về ươm, chiết, tỉa, uốn, tạo thế, dáng cho cây. Người làm nghề phải có con mắt thẩm mỹ, tính kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao thì khi làm việc mới thành công và lợi nhuận từ cây cảnh có thể cao gấp 4 - 9 lần so với các loại cây trồng khác.

Hiện nay, để nghề trồng hoa, cây cảnh ngày càng phát triển, xã Hợp Lý đã thành lập Chi hội sinh vật cảnh thu hút hơn 42 hộ gia đình tham gia. Hằng năm, Chi hội thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tìm hiểu về thị trường giá cả cây cảnh… Vì thế, nghề trồng hoa, cây cảnh ở xã Hợp Lý đang từng bước giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Văn Thanh

TỶ PHÚ CÂY CẢNH 4

Tỷ phú cây cảnh
Cập nhật lúc :8:49 AM, 28/03/2008
Một nhà vườn 27.000 m2 với hàng nghìn cây cảnh quý hiếm trị giá vài tỷ đồng… , được gây dựng bởi anh Phạm Văn Quỳnh, 30 tuổi, ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Tây. Anh còn giúp nhiều thanh niên cùng quê làm giàu.
Ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây trên mảnh đất khoảng 7.000m2, xung quanh được bao bọc bởi một “rừng cây” cảnh xanh mướt. Chủ nhân của nó, anh Quỳnh rất nhiệt tình kể về bước đường đến với nghề cây cảnh của mình.
Biết mình không đỗ ĐH, anh Quỳnh rất buồn nhưng không nản chí. 18 tuổi, anh một mình lặn lội vào miền Nam học nghề, sau đó về quê dốc hết vốn liếng vào nuôi gà công nghiệp, kết quả là anh phải gánh món nợ… 100 triệu đồng. Sau đó, anh loay hoay chuyển sang làm nhiều nghề khác để kiếm sống nhưng đều không thành.
Vốn là người yêu thiên nhiên, mê cây cảnh từ nhỏ, lại nhận thấy nhu cầu về cây cảnh của Hà Nội tăng nhanh, anh Quỳnh quyết định vay mượn 1 triệu đồng để mua 100 cây đa giống. Chỉ thử thôi nhưng không ngờ sau 1 năm, 100 cây đa đó đã thu về cho anh hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Quá bất ngờ, anh Quỳnh mạnh dạn mua tiếp 2 vạn cây giống và thuê 4.000 m2 đất canh tác để trồng. “Mình thường mua mỗi cây con nhỏ khoảng 500 đồng, sau đó về trồng một năm đã bán được khoảng 30.000 đồng một cây. Nếu trồng khoảng 2 năm thì mỗi cây bán được 150.000 – 200.000 đồng”, anh Quỳnh cho biết.
Hiện trong vườn của anh có khoảng 1.000 - 1.500 cây cảnh. Vườn vệ tinh xung quanh cũng có khoảng gần 10 cây, giá trị hàng trăm triệu đồng.
Quỳnh đã đến nhiều nơi có nghề trồng cây cảnh lâu năm như Nam Định, Hà Nam, Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm về cách chăm bón và cắt tía sao cho nghệ thuật. Vườn cây cảnh đã được anh chăm sóc hết sức cầu kỳ. Đối với một số loại cây, anh lặn lội mua giống ở Văn Giang, Hưng Yên rồi mang về trồng, chăm sóc vài ba năm đưa vào chậu, sau đó nắn, vít, tưới… để cây có gốc và bộ rễ đẹp, sau đó mới lại cắt tỉa cành, lá.
Diện tích vườn cây cảnh của anh hiện đã lên đến 27.000m2, được quy hoạch làm nhiều khu vực chức năng như: khu vực ươm cây giống, trồng cây thô, uốn thế, nhà sàn, non bộ. Anh cũng dành nhiều thời gian để đi sưu tầm những cây trồng lâu năm về chăm sóc, tạo thế cho cây. Nhiều cây xanh, lộc vừng của anh có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những cây được trả giá tới vài tỷ đồng.
Cây cảnh vườn nhà anh Quỳnh
Anh Quỳnh cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh. Anh tiết lộ: “Cây cảnh có 3 trường phái chơi. Một là chơi những cây cảnh tự nhiên. Hai là chơi cây thế. Ba là cây kỳ hoa dị thảo. Mỗi trường phái đều có một nét đẹp riêng của nó. Trong vườn nhà mình có cả ba loại này, đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng".
Vườn nhà anh Quỳnh có cả những cây cảnh đơn giản, để đáp ứng nhu cầu chơi cây, chơi hoa của giới bình dân. Vì vậy, lượng khách đến với vườn này ngày một đông. Có năm doanh thu của anh được khoảng 5 tỷ đồng. Khoảng 3 tháng đầu năm nay, anh đã thu chừng 2 tỷ đồng.
Hàng trăm đoàn khách từ Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định … đã đến thăm quan và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và kinh doanh của anh, trong đó có 1 Việt kiều Úc và 1 giáo sư người Nhật.

Ý tưởng về làng nghề cây cảnh
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Phạm Văn Quỳnh còn hăng hái giúp đỡ các bạn trẻ trong thôn, xã phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ một xã khó khăn về kinh tế, thu nhập chỉ trông vào hạt thóc củ khoai, đến nay Hồng Vân đã có 200 nhà vườn trong đó trên 50% do thanh niên làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho trên 400 lao động trẻ.
Thành công của anh Quỳnh có phần đóng góp không nhỏ của người vợ trẻ, chị Bích Huệ. Chị là người đã luôn có lòng tin dù đã có lúc anh thất bại. “Khi anh Quỳnh chuyển sang làm nghề cây cảnh, em rất lo. Nhưng sau một hai năm có hiệu quả thì em hoàn toàn ủng hộ. Nghề này có những vất vả, nhưng vì mình đam mê, thích thú với công việc nên quên đi hết mệt mỏi để cùng cố gắng với chồng làm cho hoàn thiện hơn”, chị Huệ nói.
Anh Quỳnh cho biết: “ Dự kiến của mình là sẽ đề xuất với tỉnh cấp bằng làng nghề cho xã, đồng thời quy hoạch thành làng sinh thái để phục vụ du lịch”.
Theo Vietnamnet jobs

TỶ PHÚ CÂY CẢNH 3

Tỷ Phú Cây Cảnh

Ảnh minh hoạ - N.Đ.T
Năm 2000 ông Nguyễn Văn Ngọ - thôn Khu Ba xã Đồng Trúc Huyện Thạch Thất bước vào nghề cây cảnh, ban đầu chỉ là thú chơi, dần dần ông thấy hiệu quả kinh tế từ nghề này khá lớn ông bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu và học hỏi kinh nghiệp từ bạn bè…Sau 10 năm làm nghề đến nay ông đã trở thành tỷ phú. Trong khu vườn của gia đình ông có khoảng 400 cây xanh, cây bóng mát – cây gỗ, bonsai….

Trong những tác phẩm của ông có những cây xanh, cây thông…với dáng trực, thế hoành có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Những tác phẩm cây cảnh của ông đã tham gia trưng bày tại tỉnh Hà Tây (cũ), thành phố Hà Nội và tại huyện Thạch Thất được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và kinh tế.

Đây là mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng trong toàn huyện.

tin Hồng Vân - Đài Phát thanh huyện

LÀNG NGỀ CÂY CẢNH PHỤNG CÔNG

Lang cay canh Phung Cong
Anh Phạm Văn Minh tỉa tót cho gốc phi lao cảnh.
Men theo con đường đê ngoằn ngèo mù mịt những bụi và cát phục vụ cuộc “lột xác” lên đô thị hoá, chúng tôi tìm đến xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên - vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh. Khác hẳn với những gì vừa trải qua trên đường, một khung cảnh thanh bình hiện ra trước mắt với con đê, luỹ tre làng và bạt ngàn màu xanh của cây cảnh.

Một cây đánh đổ cả sào lúa
Đã hơn hai chục năm nay, từ khi nghề trồng cây cảnh thâm nhập vào vùng đất này, cuộc sống của người dân xã Phụng Công trở nên sung túc hơn nhiều. Những ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc lên khiến không gian như chật chội hơn. Dường như chẳng có mét vuông đất nào ở đây còn để trống. Những vạt đất nhỏ chạy dọc theo con đường bê tông trong làng được tận dụng để trồng hoa với đủ màu sắc trông khá vui mắt.
Chúng tôi theo chân một tốp nông dân đang hì hụi chuyển những cây sanh (một loại cây cảnh cùng họ với cây si) từ ngoài đồng về nhà. Hôm nay nhà ông Huynh ở thôn Ngò thu hoạch gần 2 sào cây sanh 6 năm tuổi, những cây có gốc rễ xù xì được bứng lên, chuyển về các chậu cảnh trong sân nhà để tiếp tục chăm sóc. Ông Huynh cho biết, nhà ông có gần một mẫu ruộng đều trồng cây cảnh, 2 sào ông trồng cây sanh đã bắt đầu thu hoạch, bước vào giai đoạn chỉnh tán, chỉnh thế. Những cây sanh đưa từ ngoài đồng về trông đơn giản, chưa có thế, có “hồn” nhưng giá cũng đã tới 300-400.000đ, chỉ cần có sự can thiệp của bàn tay con người trong một thời gian ngắn nữa là giá của mỗi cây sẽ khác hẳn.
“Một cây cảnh có thể đánh ngã cả sào lúa”, ông Huynh khẳng định như vậy khi chúng tôi đặt vấn đề so sánh giá trị kinh tế giữa trồng cây cảnh và trồng lúa.
Cả xã Phụng Công có hơn 500 mẫu đất, chủ yếu trồng cây cảnh, hầu như gia đình nào ngoài phần đất được chia cũng thuê thêm đất để trồng cây. Câu chuyện của chúng tôi thêm phần rôm rả khi bà Đỗ Thị Nghề, hàng xóm của ông Huynh tham gia. Nhà bà Nghề có hơn mẫu đất thì 7 sào trồng cây còn lại đào ao thả cá và nuôi lợn. Bà nhẩm tính từ đầu năm tới giờ, gia đình bà đã thu hơn 50 triệu đồng trong đó 28 triệu thu hoạch từ cây, còn lại là từ cá và lợn. Bà bảo, chỉ trồng cây “vớ vẩn” cũng thu nhập cả chục triệu một năm. Anh con trai lớn nhà bà, những lúc rỗi rãi, chở cây thời vụ đi bán dạo trong thành phố cũng có thể kiếm vài trăm ngàn một ngày.
Như nhiều nghề khác, cây cảnh ở Phụng Công cũng có năm bảy loại. Nhà ít kỹ thuật thì trồng các cây hoa thời vụ “đầu tư ít mà thu hồi vốn nhanh” như trà, sung...; người có kỹ thuật thì chơi cây thế, cây lâu năm.
Ở xã Phụng Công này số người có đủ phẩm chất và tính kiên trì để chơi cây thế như anh Phạm Văn Minh không nhiều. Mới 32 tuổi nhưng vườn cây thế hơn 30 gốc với đủ loại như sanh, si, lộc vừng, phi lao, đa... trong vườn nhà anh giá trị lên đến cả tỉ đồng, có cây tuổi cũng gần bằng tuổi anh.
Chỉ vào cây sanh để ngay trước cửa nhà, anh Minh cho biết: “Người ta đã trả tôi 70 triệu cây này mà tôi không bán”, rồi anh kể về nghề của mình: “Không phải ai cũng chơi được cây thế. Quan trọng nhất là phải có sở thích, mà thích không chưa đủ, phải có khả năng đánh giá phôi (phôi là cây lúc còn mộc, chưa chỉnh sửa gì) bởi nếu biết nhìn, biết đánh giá, phôi sau khi sửa có thể cho giá trị gấp 10 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Như cây sanh này chẳng hạn, tôi mua có 2,5 triệu, hôm trước hôm sau có người đã trả 4 triệu và giờ thì... 70 triệu”. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất cây thế, anh Minh cũng có tới 5 sào ruộng để trồng “phôi”, anh còn đi khắp các tỉnh tìm mua phôi về tạo thế.
Lang cay canh Phung Cong
Nông dân chăn cây cảnh ngoài đồng.
Cây cảnh ở đây được khách hàng từ khắp nơi đổ về “ăn hàng” từ Bắc Ninh, Quảng Ninh cho tới Nghệ An... “Hầu như chúng tôi không phải mất công marketing, người tứ xứ nghe danh rồi đổ về đây mua cây”, bà Nghề tự hào về vùng đất nổi tiếng này. Rồi bà diễn tả nỗi lo lắng của mình về dự án qui hoạch vùng đất này đang chuẩn bị triển khai “chúng tôi đã bao đời gắn với ruộng đồng, cây cảnh đem lại cho chúng tôi cuộc sống sung túc, lâu dài vậy mà người ta đang định thu hồi toàn bộ đất canh tác của để xây dựng khu đô thị, chẳng biết tương lai sau này thế nào?”.
Thêm vài người hàng xóm của ông Huynh kéo sang chơi, có lẽ họ biết chúng tôi là phóng viên nên muốn thể hiện quan điểm của mình về dự án xây dựng khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang đang chuẩn bị được xây dựng ngay trên những mảnh ruộng đang trồng cây cảnh này.
Nỗi lo của người nông dân mất đất
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó chủ tịch xã Phụng Công tiếp chúng tôi khi vừa đi đăng ký thương hiệu “bánh tẻ Phụng Công” ở Cục sở hữu trí tuệ về. Hoá ra, Phụng Công không chỉ nổi tiếng về trồng hoa, cây cảnh mà còn nổi tiếng với món bánh tẻ cực kỳ dân dã.
Đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” hiện nay ở Phụng Công là thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, du lịch, thương mại, ông Tú cho biết, chính ông và lãnh đạo xã cũng mới chỉ được biết là sẽ xây dựng khu đô thị ở đây chứ còn chi tiết ra sao thì chịu. Ông bảo mới nghe Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Hưng - đơn vị chủ dự án, nói là khu đô thị sẽ có cây, có công viên, bệnh viện, khu dân cư... Theo thiết kế qui hoạch, diện tích đất của Phụng Công nằm trong dự án là 2.381.644m2, có nghĩa là toàn bộ diện tích đất canh tác hiện nay ở Phụng Công sẽ thuộc về dự án xây dựng khu đô thị này.
Mức đền bù mà người ta dự kiến thanh toán cho mỗi sào ruộng ở đây là 19.500.000đ, đó là đa số người dân nói vậy chứ theo ông Tú thì đất trồng cây cảnh được đền bù và hỗ trợ 30.000.000đ/sào. Sở dĩ có những thông tin khác nhau vì cho đến giờ, mặc dù đã có quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị du lịch thương mại Văn Giang với thời gian thực hiện từ 2004-2006 nhưng đến nay cũng mới chỉ triển khai họp ở cấp đảng bộ xã, các ban chấp hành đoàn thể, cán bộ lão thành... chứ họp với dân thì chưa. Có lẽ lãnh đạo biết sự không đồng tình của người dân nên họ chuẩn bị làm công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước rồi mới triển khai đến nhân dân.
Lang cay canh Phung Cong
Chuyển cây si cảnh từ ngoài đồng về nuôi trong chậu cảnh.
Một ngày lang thang ở Phụng Công, chúng tôi cảm nhận được nỗi lo lắng của người dân nơi đây khi không có đất trong tay và nghề trồng cây cảnh mất đi. Và nỗi lo lắng đó có cơ sở khi bao năm nay cuộc sống của họ vẫn gắn bó với nghề trồng cây cảnh, với cánh đồng này. Kế hoạch triển khai hỗ trợ việc làm của chủ dự án là Công ty Việt Hưng ở mãi trên Hà Nội không làm họ yên tâm. Anh Tú cho biết, mặc dù chủ dự án có thông báo kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động địa phương theo hướng như đưa lao động xuất khẩu, đào tạo nghề cho lao động địa phương, nhận lao động vào làm tại dự án... nhưng đến thời điểm này, chưa xuất khẩu được lao động nào, số lao động đào tạo thì mới tuyển được 42 thanh niên đi học nghề... vệ sĩ.
Bàn về dự án, anh Nguyễn Văn Minh, người của thôn Ngò nói rằng, quan điểm của anh là có đền bù tới... 150 triệu/sào anh cũng không đồng ý, anh lý giải là chỉ có mảnh đất và cái nghề trồng cây cảnh mới đem lại lợi ích lâu dài cho anh, cho đời con anh và cho cả cái cái xã với 6000 nhân khẩu này, chứ có tiền mà chẳng có nghề ngỗng gì thì “miệng ăn núi còn lở nữa là”. Ngay cả cán bộ xã cũng vậy, mặc dù khi nói chuyện với chúng tôi vẫn thể hiện quan điểm rõ ràng là “chấp hành quyết định của cấp trên” nhưng tôi đọc được sự lo lắng của họ. Bởi họ cũng chính là những người con của mảnh đất Phụng Công, họ cũng có vài sào đất trồng cây cảnh và cuộc sống của gia đình cũng trông cả vào đấy.
Chúng tôi đặt vấn đề liệu lãnh đạo xã có lường trước việc khi hết đất, thiếu việc làm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực hay không? Ông Tú nói rằng lãnh đạo xã có lường đến điều này nhưng bây giờ vẫn chưa thể nói trước điều gì, vẫn hy vọng vào những điều tốt đẹp mà dự án mang lại như những gì họ đã phổ biến.
Trời đã ngả về chiều, mặc dù mấy ngày này Hà Nội đang rất nóng bức nhưng ở đây trời vẫn dịu mát, những cơn gió mơn man trên những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh cây cảnh. Con đê như dải lụa uốn lượn ôm lấy những ngôi làng như muốn chở che trước sức tấn công của đô thị hoá. Anh bạn đồng nghiệp lục túi tìm chiếc khẩu trang để chuẩn bị lên đường về Hà Nội. Chờ đợi chúng tôi ở phía trước là con đường mù mịt bụi...
Đức Hoà
Nguồn:DanTri

TỶ PHÚ CÂY CẢNH 2

Nhung chang ban rong tro thanh ti phu cay canh
ảnh minh họa
Không cam chịu với cái nghèo, quyết tâm lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, những chàng nông dân trẻ ở làng Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã trở thành những tỉ phú về trồng và kinh doanh cây cảnh.
Những ngày rong ruổi
Từ những ngày rong ruổi đi bán cây cảnh khắp nơi họ đã dần tích luỹ kinh nghiệm về nghề để giờ đây hơn 100 thành viên của Hội Sinh vật cảnh Cơ Giáo đều đã có số vốn ít nhất là vài tỉ đồng mỗi người, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định từ 1 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Anh Ngô Xuân Giang, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh làng Cơ Giáo, thành viên Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hà Tây năm nay mới chỉ 35 tuổi song đã có cơ ngơi hơn 2 ha với tổng số trên 5.000 cây cau vua, 30.000 cây si và đa, hơn 1.500 cây lộc vừng và tùng.
Từ một "con nợ" do đầu tư vào chăn nuôi bị thua lỗ, Giang đã kiên trì đi mua cây cảnh bán rong, vừa lấy công làm lãi, vừa học hỏi tích luỹ kinh nghiệm, hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí, vườn cây cảnh cho gia đình anh mức lãi xấp xỉ 1,5 tỉ đồng/ năm.
Tỉ phú trẻ Nguyễn Văn Hiệp lại nổi tiếng với biệt tài biến những gốc cây không mấy giá trị trở thành những tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu đồng, thậm chí vài tỉ đồng. Tay nghề dần được nâng cao từ những lần cắt, tỉa cây cảnh theo yêu cầu của khách hàng khi đi bán rong, Hiệp đã trở thành ông chủ thực sự.
Từ đầu năm 2007 đến nay, Nguyễn Văn Hiệp đã cho xuất vườn trên 300 cây cảnh được uốn tỉa cầu kỳ theo các chủ đề: tam đa, ngũ phúc phụ tử, phu thê ... với tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng.
Biết nhìn xa trông rộng
Tuy xuất thân từ những nông dân thứ thiệt nhưng những tỉ phú cây cảnh làng Cơ Giáo này không mắc phải nhược điểm dễ gặp là "chỉ nhìn thấy cái lợi truớc mắt", họ đã biết nhìn xa trông rộng giúp cho nghề phát triển bền vững.
Theo TTXVN, những tỉ phú này đã hình thành mối liên hệ chặt chẽ để tạo nên một vùng cây cảnh có thương hiệu. Những chủ vườn nhỏ trong làng sẽ là móc xích quan trọng trong việc cung ứng "đầu vào", đóng vai trò là vệ tinh cho các nhà vườn lớn. Còn các ông chủ vườn lớn sẽ có trách nhiệm tìm đầu ra cho cây cảnh với nhiều hợp đồng giá trị.
Hiện nay, Hội Sinh vật cảnh làng Cơ Giáo đang khẩn trương xúc tiến thực hiện việc xây dựng siêu thị cây cảnh đầu tiên trong cả nước với nhiều việc làm cụ thể như: quy hoạch, cải tạo các vườn ươm thành những vườn trưng bày cây cảnh bề thế; ươm trồng, nghiên cứu để tạo thế, tạo dáng cho một số loại cây đang được đặc biệt ưa chuộng; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để các thành viên trong hội có thể đảm nhận việc thiết kế, trang trí vườn cảnh cho cả các công trình lớn.
(theo NLĐ)

LÀNG TỶ PHÚ CÂY CẢNH

Những "tỷ phú" tuổi trẻ

Về làng Cơ Giáo vào một ngày áp tết, con đường bê tông mới trải, thẳng tăm tắp như dẫn những vị khách tò mò về một làng nghề có nhiều tỷ phú .

Bác Nguyễn Văn Hoán - Trưởng thôn Cơ Giáo hồ hởi khoe: "Làng có hơn 100 hộ với hơn 500 nhân khẩu, nhà nào cũng có cây cảnh. Nhờ nó mà làng chúng tôi có rất nhiều tỷ phú".

Theo chân bác Hoán, chúng tôi tới thăn vườn cây cảnh của anh Nguyễn Văn Chí. Thật ngạc nhiên, trước mặt chúng tôi không phải là một "lão nông" với thú vui tao nhã của tuổi xế chiều, mà là người thanh niên đĩnh đạc, đôi mắt sáng, với nét thư sinh ở tuổi 36.

Anh tâm sự: "Có hơn 700 cây, trồng trong 3 vườn. Chủ yếu là Sanh, Lộc Vừng, Sung…”. Anh cười, chỉ vào cây sanh cổ thụ nói: "Cây sanh trăm tuổi này, tôi mua năm 1998 ở đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), giá của nó lúc đó bằng cả biệt thư ở Hà Nội. Bây giờ, có vài người muốn mua với giá cả chục tỷ đồng, nhưng tôi chỉ bán cho những ai thực sự tâm huyết và hiểu biết về cây".



Cây Sanh cổ thụ có giá chục tỷ đồng

khi chúng tôi đến, có rất nhiều người đang thăm vườn cây cảnh. Anh Nguyễn Trí Thành - người chơi cây cảnh ở Hải Dương ngạc nhiên: “Làng có nhiều vườn cây rất đẹp. Người dân đã biết làm giàu từ cây cảnh. Đến làng Cơ Giáo hôm nay, tôi rất bất ngờ trước sự thay đổi, phát triển này”.

Anh Giang - Chủ tịch Hội làm vườn thôn Cơ Giáo cho biết: “ Trong làng đã thành lập hội làm vườn, với 25 hội viên, nhằm khích lệ “tinh thần” của những người làm cây cảnh. Mỗi hội viên sở hữu hàng trăm gốc cây cảnh, nhiều cây có giá trị cao”.

Nguồn hàng của làng Cơ giáo rất phong phú, cây cảnh có thể được chuyển về từ Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị…cũng có khi từ chính những vườn cây của các hộ dân trong làng.

Anh Giang tâm sự : "Những ngày đầu rất khó khăn do thiếu vốn và chưa quen với việc chăm sóc cũng như kỹ thuật tạo thế cây nên nhận nhiều “quả đắng” lắm. Nhưng "người đi trước chỉ bảo người đi sau" nên giờ đã có những thành công bước đầu.” Vừa nói, anh vừa chỉ vào ngôi nhà ba tầng được xây dựng cầu kỳ nổi lên giữa bạt ngàn chậu cây cảnh.

Tạo dáng cây, rèn nết người

Nhờ việc buôn bán cây cảnh "gặp thời" mà người làng Cơ Giáo đã có cuộc sống khấm khá hơn. Việc trồng cây, chăm sóc, tạo dáng và thế cây cũng tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động. Theo Bác Hoán: “Thu nhập bình quân của mỗi người làm công khoảng hai triệu đồng”.



Chăm sóc cây đòi hỏi đức tính kiên trì, tỉ mẩn và bàn tay khéo léo

Anh Nguyễn Văn Hùng - chủ vườn cây cảnh làng Cơ Giáo cho biết: "Trước đây, khi chưa có nghề cây cảnh, người dân chỉ biết trông vào vụ lúa, vụ khoai. Nhưng từ khi cây cảnh phát triển, mọi người đều có công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định nên ai cũng vui".

Anh Khánh (quê Phù Ninh - Phú Thọ) vừa cắt cành, tạo dáng cho cây Sanh tâm sự: "Công việc ở đây cũng không mấy vất vả, lại hoà nhập cùng thiên nhiên nên vui lắm. Bây giờ, cố gắng làm thật tốt, sau này về quê cũng tạo vườn cây cảnh cho riêng mình".

Tuy nhiên, đặc thù của công việc này cần đến sự tỉ mẩn, bàn tay khéo léo, tinh tế và lòng kiên nhẫn. Nên những người “làm bạn” với cây đều rất vui vẻ, thoải mái và còn rất trẻ.

Anh Tào Xuân Hợp - người làng góp chuyện: "Công việc là một phần, ngoài ra việc chăm sóc tạo dáng cho cây cũng rèn được nhiều đức tính lắm. Tạo dáng cho cây mà hấp tấp, nóng vội là coi như hỏng".

Làng cây cảnh Cơ Giáo còn có hẳn một đội hơn 40 người chuyên làm các loại chậu cây, phục vụ các vườn trong làng. Anh Bùi xuân Thức - người làm chậu cảnh cho biêt: "Mỗi ngày thương “kiếm” được trăm nghìn, công việc cũng ổn định. Mình không có duyên với cây thì giúp cây thêm đẹp, đó là điều nên làm".

Anh Hiệp - Thư ký hội làm vườn Cơ Giáo tếu: "Làm việc với cây nhiều, nên anh em ở đây hiền lắm, không xích mích, gây gổ với ai bao giờ. Chỉ tu chí tính chuyện làm giàu thôi”.

Xuân mới đang về, làng cây cảnh Cơ Giáo cũng tất bật, hối hả chuẩn bị cho ra thị trường những sản phẩn đẹp nhất. “Đây là nghề có thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu muốn học tạo dáng cây, “làm bạn” với cây, cứ về đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn, có học có nên mà” anh Hiệp nở nụ cười tiễn khách.

Quang Sơn

TỶ PHÚ CÂY CẢNH 1

Tỷ phú trẻ Phạm Văn Quỳnh
Mới 30 tuổi, nhưng đã có trong tay một nhà vườn lớn với hàng nghìn cây cảnh quý hiếm, anh Phạm Văn Quỳnh, ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Tây từ lâu đã được nhiều người biết đến như một ông chủ tài năng mà trẻ tuổi.


Trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng

Đến xã Hồng Vân-huyện Thường Tín-tỉnh Hà Tây, hỏi nhà anh Quỳnh cây cảnh, không ai là không biết. Đó là ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây trên mảnh đất khoảng 7000m2, xung quanh được bao bọc bởi một rừng cây cảnh xanh mướt. Chủ nhân của nó, anh Quỳnh là một người trẻ tuổi hết sức nhiệt tình. Anh hào hứng kể về bước đường đến với nghề cây cảnh của mình từ khi mới rời ghế nhà trường. Lúc đó là những năm 90, khi biết mình không đỗ đại học, anh Quỳnh không nản mà quyết chí làm giàu. 18 tuổi, anh Quỳnh một mình lặn lội vào miền Nam học nghề, sau đó về quê dốc hết vốn liếng vào nuôi gà công nghiệp, nhưng không mang lại kết quả, mà lại còn phải gánh món nợ 100 triệu đồng. Sau đó, anh loay hoay chuyển sang làm nhiều nghề khác để kiếm sống nhưng đều không thành. Nhiều đêm không ngủ được, anh cứ tự hỏi, tại sao không thể làm giàu ngay tại quê mình?

Vốn là người yêu thiên nhiên, mê cây cảnh từ nhỏ, lại nhận thấy nhu cầu về cây cảnh của Hà Nội tăng nhanh, anh Quỳnh quyết định vay mượn 1 triệu đồng để mua 100 cây đa giống. Chỉ thử là thế, mà không ngờ sau 1 năm, 100 cây đa đó đã thu về cho anh hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Quá bất ngờ, anh Quỳnh mạnh dạn mua tiếp 2 vạn cây giống và thuê 4.000 m2 đất canh tác để trồng cây giống. “Mình thường mua mỗi cây con nhỏ khoảng 500đ, sau đó về trồng một năm đã bán được khoảng 30nghìn/cây. Nếu trồng khoảng 2 năm thì bán được 150-200 nghìn/ cây. Cứ như thế nhân lên…Hiện giờ trong vườn nhà mình có khoảng 1000-1500 cây cảnh. Ngoài ra còn vườn vệ tinh xung quanh đây nữa cũng có khoảng gần 10 cây, toàn những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng”, anh Quỳnh chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Để hiểu hơn về cây cảnh cũng như cách chăm bón và cắt tỉa sao cho nghệ thuật, anh Quỳnh đã đến nhiều nơi có nghề trồng cây cảnh lâu năm để học hỏi kinh nghiệm. Những nơi có tiếng về cây cảnh ở Nam Định, Hà Nam, Hà nội… anh Quỳnh đều tìm đến và lân la học hỏi. Vườn cây cảnh đã được anh chăm sóc hết sức cầu kỳ. Đối với 1 số loại cây, anh Quỳnh lặn lội mua giống cây ở Văn Giang, Hưng Yên rồi mang về trồng, chăm sóc vài ba năm rồi đưa vào chậu, sau đó nắn, vít, tưới tắm làm sao để cây có gốc và bộ rễ đẹp, sau đó mới lại cắt tỉa cành, lá…

Liên tục đầu tư từ năm 1994 đến nay, diện tích vườn cây cảnh của anh hiện đã lên đến 27.000m2, được quy hoạch làm nhiều khu vực chức năng như: khu vực ươm cây giống, trồng cây thô, uốn thế, nhà sàn, non bộ. Anh cũng dành nhiều thời gian để đi sưu tầm những cây trồng lâu năm về chăm sóc, tạo thế cho cây. Nhiều cây xanh, lộc vừng của anh có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những cây được trả giá tới vài tỷ đồng.

Muốn kinh doanh tốt, phải am hiểu về mặt hàng và nhu cầu của thị trường. Anh Quỳnh cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh, tìm hiểu các kỹ năng cắt, tỉa, tạo dáng cây. Theo anh Quỳnh thì:" cây cảnh có 3 trường phái chơi. Một là người ta thích chơi những cây cảnh tự nhiên. Hai là chơi cây thế. Ba là cây kỳ hoa dị thảo. Mỗi trường phái đều có một nét đẹp riêng của nó. Mình làm kinh doanh nên cái gì đẹp là mình làm, thế nên trong vườn nhà mình có cả ba loại này, đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng". Ngoài ra, trong vườn nhà anh Quỳnh, cũng có cả những cây cảnh đơn giản, để đáp ứng nhu cầu chơi cây, chơi hoa của giới bình dân. Vì vậy, lượng khách đến với vườn cây nhà anh ngày một đông : "Có những năm doanh thu của mình được khoảng 3-4 tỷ, có năm doanh thu được khoảng 5 tỷ, năm 2007 rồi mình thu được khoảng 4 tỷ. Còn đầu năm nay mình đã thu được khoảng 2 tỷ rồi", anh Quỳnh cho biết.

Ý tưởng về làng nghề cây cảnh

Vừa biết làm giàu cho bản thân, anh Phạm Văn Quỳnh còn hăng hái giúp đỡ các bạn trẻ trong thôn, xã phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ một xã khó khăn về kinh tế, thu nhập chỉ trông vào hạt thóc củ khoai, đến nay Hồng Vân đã có 200 nhà vườn trong đó trên 50% do thanh niên làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho trên 400 lao động trẻ.

Vừa qua, đã có một Việt kiều Úc và 1 giáo sư người Nhật tìm đến anh Quỳnh để tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp trồng cây cảnh của anh.

Mặc dù vất vả, nhưng bên cạnh anh Quỳnh luôn có sự động viên và hỗ trợ của người vợ trẻ, chị Bích Huệ. Chính chị là người đã luôn có lòng tin vào anh, mặc dù đã có lúc anh thất bại. “Đầu tiên khi anh Quỳnh chuyển sang làm nghề cây cảnh, em rất lo. Nhưng sau một hai năm có hiệu quả thì em hoàn toàn ủng hộ. Nghề này có những vất vả, nhưng vì mình đam mê, thích thú với công việc nên quên đi hết mệt mỏi để cùng cố gắng với chồng làm cho hoàn thiện hơn”, chị Huệ nói.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai của mình, anh Quỳnh cho biết: “Khi mình vào Hội An, thấy trong đó cũng có những ngôi nhà vườn rất đẹp. Về đây mình nhìn thấy tiềm năng của xã mình, có nghề trồng cây cảnh, nên muốn đưa nơi đây trở thành một làng nghề. Dự kiến của mình là sẽ đề xuất với tỉnh cấp bằng làng nghề, đồng thời quy hoạch làng thành làng sinh thái để phục vụ du lịch”.

Căn nhà sàn rộng gần 100m2 của anh Quỳnh nay luôn rộn ràng và trở thành nơi giao lưu, dừng chân của hàng trăm đoàn khách từ Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định…đến học hỏi kinh nghiệm trồng và kinh doanh cây cảnh. Anh Phạm Văn Quỳnh cũng là người được vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng của TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh dành cho những thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất năm vừa qua.

(VietnamNetJobs) Trả Lời Với Trích Dẫn

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

CƠ HỘI ĐẦU TƯ

B.                 HÃY HỢP TÁC CÙNG TÔI.

Cách đây năm năm anh em chúng tôi đã từng mơ ước là được làm về cây cảnh, là với thiên nhiên. Mặc dù hiện tại chúng tôi đang hoạt động bên ngành kỹ thuật. Những mơ  ước đó sau bao đêm trăn trở và những ngày tháng chuẩn bị cho ước mơ của mình thì vào ngày 08 tháng 06 năm 2010. Đề án VIETNAMGREEN ra đời.
Được sự hậu thuẫn của công ty SEICO VIETNAM. Và sự thỏa thuận giữa 2 bên lên công ty Việt Nam Xanh sẽ chính thức thành lập vào năm 2012. Và hiện tại có tên là seicogreen.

Seico green có thể làm mọi công việc mà công ty seico việt nam đăng ký kinh doanh với bộ thương mại Việt nam. Ngành mũi nhọn là cây cảnh và cây công trình
Công ty seico Vietnam sẽ hỗ trợ về tài chính, nhân lực, vận chuyển cho Seico green.
Seico green phải trình được toàn bộ năng lực của mình ( Về nguồn cung cấp, khả năng chăm sóc bảo hành, năng lực thi công, kinh nghiệm, Lĩnh vực đầu tư. Khả năng thu hồi vốn, thời hạn thu hồi vốn của Seico Green muộn nhất đến cuối quý II năm 2011

CHIA SẺ ĐẦU TƯ.
Hiện nay chúng tôi đang xây dựng website cho công ty nhằm quảng bá hình ảnh và tiềm năng của nghành cây cảnh. Nơi tôi chôn rau cắt rốn ai cũng biết về cây và yêu cây. Cây cuả các bác, các chú, các anh sẽ được đăng tải trên mạng. Được giới thiệu cùng với các dự án, đối tác của Seico Vietnam và những dự án đối tác của công ty. Chính các bác, các chú, các anh sẽ là những nguồn cung cấp cây chính cho công ty VIETNAMGREEN sau này và là những đối tác quan trọng của VIETNAMGREEN.
Chúng tôi sẽ đưa những hình ảnh đẹp nhất của bạn với đối tác của chúng tôi và của Seicovietnam.

CHÚNG TÔI CẦN Ở BẠN ĐIỀU GÌ ?
Tài chính ? Không !!!!!!!!!!
Công sức ? Không !!!!!!!!!!!!
Vật chất ? Lại càng không !!!!!!!!
Hãy cho chúng tôi những hình ảnh đẹp nhất về cây cảu bạn và sẵn sàng hợp tác khi chúng tôi cần. Chúng tôi tin cả hai bên sẽ cùng hài long khi hợp tác với nhau.



                                                                                                                                                                                                                           VIETNAMGREEN CO.,LTD                          

                                                                                                                                                           


                                                                                    TRÂN TRỌNG HỢP TÁC!

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Không gian hợp lý cho nhà hẹp



Nhà nhỏ đòi hỏi việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu của nội và ngoại thất hài hòa để tạo sự đồng điệu cho ngôi nhà.
Mong muốn của hầu hết gia đình là sở hữu một căn nhà rộng rãi, tiện nghi và đẹp mắt. Trong điều kiện chỉ có một mảnh đất diện tích khiêm tốn bạn vẫn có thể bài trí tổ ấm trở nên xinh xắn và bắt mắt bằng một cách riêng hợp lý và độc đáo.
Ảnh:
Cần kết hợp nội và ngoại thất đồng bộ để tạo nên nét hài hòa.
Nhà nhỏ đòi hỏi việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, chất liệu sử dụng công phu và nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho ngoại và nội thất kết hợp hài hòa với nhau tạo sự đồng điệu cho ngôi nhà. Vì hạn chế về không gian nên lời khuyên dành cho gia chủ là lựa chọn những đồ dùng đa năng, kiểu dáng có thể thay đổi một cách linh hoạt, dựa trên chức năng sử dụng của mỗi căn phòng.
Tivi và những chiếc tủ nhỏ là nội thất phù hợp cho căn hộ nhà nhỏ xinh.
Màu sắc tươi sáng làm căn nhà thêm rực rỡ.
Với những phòng khách nhỏ, vật dụng thích hợp hơn cả là chiếc tủ đựng Tivi và cũng là nơi trưng bày đồ phù hợp. Tủ âm trường, tủ trần sẽ giúp bạn khai thác triệt để chắc năng sử dụng của bức tường trong việc trưng bày và lưu trữ đồ vật trang trí. Như vậy bạn có thể dùng phần lớn diện tích trống cho việc tụ họp, trò chuyện, giải trí cùng những vị khách của gia đình.
Chân cầu thang được trang trí bằng tủ gỗ và những chiếc gối nhỏ xinh làm căn phòng thêm rộng hơn.
Kệ treo tường tuy đơn giản song sẽ làm phòng ngủ thêm đáng yêu hơn.
Phòng ngủ nhỏ thường rất khó bài trí cho đẹp mắt bởi chiếc giường ngủ đã chiếm phần lớn diện tích sử dụng. Do đó bố trí những chiếc kệ treo tường đơn giản ở khoảng xung quanh giường để tạo điểm nhấn và cất những thứ đồ lặt vặt ít dùng tới. Dùng những giỏ mây, hộp giấy để đựng đồ chúng cũng có tác dụng trang trí cho căn phòng.
Với nhà hẹp, không gian gầm cầu thang tỏ ra rất tiện ích khi gia đình có thể tận dụng làm phòng vệ sinh, nhà kho, giá sách….
KTS Nguyễn Văn ThànhCông ty CP kiến trúc & nội thất Địa Lâm

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Cây và nước trong Phong Thủy

Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi góc độ sinh hoạt - vật chất đến tâm linh - đều thanh thoát, sinh động và dễ chịu hơn.
8525_dool_080131_cd_t_2.jpg
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường ngày.
Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà mình.
Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà… có thể đem lại màu xanh, tạo không gian thư giãn tinh tế.
Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng cho cả một khu thủy tạ, hay ta chỉ có một góc sân.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ thường tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Ða, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử). Vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học đông phương chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ.
Ðối với nhà phố hay chung cư, diện tích và khoảng trống thường không đủ để làm am nước và trồng cây lớn mà việc đặt non bộ trong nhà còn gây ẩm thấp. Vì thế chỉ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ.
Còn am nước trong sân vườn cần có khu đất tương đối rộng, ít nhất là 2m x 1m, sâu 0,8 - 1,2 m. Vị trí bạn chọn nên ở nơi dễ dàng ngắm cảnh từ cửa sổ, ban công, phòng khách… Những cơn mưa sẽ làm giúp bạn nhiệm vụ thay nước. Nhưng mỗi năm ít nhất 2 - 3 lần bạn cũng nên rút hết nước cũ, làm sạch lòng ao và xả nước mới. Những loại cây thích hợp trồng chung quanh ao như: thủy trúc, chuối cảnh, cẩm tú mai, dừa cảnh… Trong am nên trồng hoa súng là loài cây dễ sống, có hoa và những chiếc lá xoè rộng trên mặt nước.
Dân gian có nói: “Thủy sinh Mộc”, cây không thể sống và phát triển tốt nếu thiếu nước. Trong bố trí cây xanh cho Dương trạch, cần phải xem cây xanh và mặt nước là hai yếu tố không thể tách rời. Chúng bổ sung, tương hỗ cho nhau. Cây là Dương, đón nhận ánh sáng gọi là Dương quang và hút nước từ đất (Âm thủy). Do đó nhìn cây xem mạch đất chính là nhờ sự liên hệ Thủy Mộc tương sinh.
Trong nhà ở truyền thống bố cục cây xanh - mặt nước - công trình theo phong thủy là từ cổng vào sân trước có hồ nước (hoặc ao sen) nằm về phía Nam khu đất, tức là đầu hướng gió mát để đưa hơi nước lan tỏa trong sân nhà. Cây xanh kề cận mặt nước thường là cây thấp (vườn rau, vườn hoa) hoặc cây thân cao không rụng lá (cau, dừa) .
Theo Thanh Niên

Tạo lộc xuân với cây trong nhà phố

Tạo lộc xuân với cây trong nhà phố
Mùa xuân cũng là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc. Hãy đem lộc xuân đến cho gia đình trong năm mới bằng khu vườn xinh hay những chậu hoa, cây cảnh có trong nhà bạn.
Nhà phố vốn chật hẹp nên không gian xanh như khu vườn nhỏ, chậu hoa cây cảnh rất được chú trọng. Những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của cây xanh đối với giá trị tinh thần và sức khỏe con người được nâng cao. Nhiều gia đình đã cố gắng dành ra một khoảng diện tích nhỏ để đưa cây xanh vào nhà, vừa để trang trí lại vừa có ý nghĩa mang đến sự tốt lành.
Sân thượng, sân trước, sân sau chính là không gian tạo vườn cây xanh hợp lý tạo thêm sự hấp dẫn.
Từ trên nhìn xuống, vườn khô vừa là tiểu cảnh trang trí, vừa là giếng trời lấy ánh sáng và làm thoáng mát ngôi nhà.
Tùy theo không gian kiến trúc của từng ngôi nhà sẽ có nhiều cách sắp đặt cây xanh phong phú và đa dạng. Với không gian lớn có nhiều diện tích, gia chủ thường trồng nhiều loại cây lớn điều hòa không khí, giữ khí lành và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian chính trong nhà.
Sự góp mặt của cây xanh làm không gian hài hòa, tự nhiên hơn.
Điểm nhìn từ đẹp mắt từ các không gian sinh hoạt chính: phòng khách, bếp.
Cầu thang, tiền sảnh, lối đi chung là khu vực thích hợp cho những chậu hoa, cây cảnh nhỏ giữ nét hài hòa, duyên dáng cho ngôi nhà bạn khi diện tích ngôi nhà không cho phép tạo một khoảng vườn xanh trong nhà.
Tạo sự sinh động với chậu hoa ở khu vực cầu thang.
Các loại cây như phong lan, địa lan, bạch mã, thiên thanh Nhật mang lại vẻ đẹp cuốn hút cho không gian sống. Những loại cây này sẽ đem đến cho gia đình bạn một nguồn năng lượng mới mẻ, dồi dào và sự thoải mái về tinh thần.
KTS Nguyễn Công Duyên
Công ty CP ADkientruc

KHÁT VỌNG ĐÚNG ĐẮN

Tôi muốn kinh doanh cây xanh
Hà Nội đất chật người đông biết làm gì để vươn lên trong xã hội này đây, trằn trọc suy nghĩ nhiều khi thấy ngao ngán. Tôi sống có động lực hơn nhiều khi trong đầu tôi lóe lên ý tưởng kinh doanh cây xanh, một nghề mà làng tôi vẫn làm và giờ cũng rất phát triển.
Chào anh chị trên Diễn đàn Kinh doanh VnExpress.net,
Tôi năm nay bước vào tuổi 25, với sức trẻ và niềm đam mê cây xanh tôi đang trên con đường tìm cho mình một lối đi. Trước cuộc sống rộng lớn này nhiều khi tôi cảm thấy mình mất hướng. Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Nam Định, cha mẹ nghèo cũng chỉ đủ chắt chiu nuôi tôi học xong Cao đẳng. Đó là sự cố gắng rất lớn của bố mẹ tôi. ra trường hơn một năm nay cũng đã làm ở hai công ty nhưng với thu nhập ít ỏi tôi chỉ đủ chi trả những gì tối thiểu cho bản thân. Cuộc sống vốn khắc nghiệt, nhiều đêm tôi nằm mà không ngủ được những lúc trong túi không còn tiền mà nước mắt trào ra khi thấy em mình ở quê vẫn mặc áo vá.
Hà Nội đất chật người đông biết làm gì để vươn lên trong xã hội này đây, trằn trọc suy nghĩ nhiều, nhiều khi thấy ngao ngán cho cuộc sống của mình quá. Tôi sống có động lực hơn nhiều khi trong đầu tôi lóe lên ý tưởng kinh doanh cây xanh, một nghề mà làng tôi vẫn làm và giờ cũng rất phát triển. Tôi mày mò nhiều nơi, cũng đi hỏi han nhiều và tôi thấy rằng thực sự ở Hà Nội là nơi có thể làm cái này. Tôi lao vào tìm tòi và đọc các tài liệu về cây xanh, về cách chăm sóc...
Hiện tại sau gần một năm tìm tòi học hỏi kiến thức về cây xanh của tôi cũng khá lên nhiều, và tôi bắt đầu tìm tòi sâu thêm về cây cảnh nghệ thuật và giờ cũng đã nắm được những kỹ thuật sửa chữa tạo hình cây cảnh. Mày mò học hỏi và làm thêm tại vườn một người quen để đúc kết kinh nghiệm. Tôi biết kinh doanh là vất vả, hao tâm tổn trí đó là những gì tôi tích cóp được sau thời gian đi làm nhân viên kinh doanh cho một công ty về điện dân dụng. Những gì tôi học được chắc không đủ để tôi nói tôi có kinh nhiệm về kinh doanh.
Sau nhiều lần trăn trở và đọc nhiều bài viết của anh chị trên VnExpress tôi đã học hỏi được nhiều điều và cũng tự tin hơn để nghĩ rằng con đường mình lựa chọn là đúng. Tôi viết bài này mong nhận được sự chia sẻ chân thành của anh chị về việc kinh doanh và về ý tưởng kinh doanh cây xanh của tôi.
Đầu xuân Canh Dần kính chúc anh chị sức khỏe và hạnh phúc!
Trân trọng
Đỗ Duy Đô

PHONG THỦY VÀ CÂY

Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡ cho nhà tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà.
6571_dool_cd_070723_k2_1.jpg
Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
Cách chữa: người Hoa viết chữ chúc lành như “xuất nhập an bình” dán vào cây gây trở ngại ở chỗ ngang tầm mắt mong gặp lành khi ra vào nơi đó. Gương Bát quái cũng đạt hiệu quả, nó làm tan ảnh hưởng bất lợi.
Cây cối là một trong chín cách chữa căn bản, thường dùng để tạo hình dạng cân bằng cho nhà cửa, đất đai.Những hình ảnh dưới đây trình bày cách dùng chúng để làm mẫu trong việc chấn chỉnh quang cảnh nhà cửa:
1. Cách trồng như thế này tốt: vị trí cây trồng trong cung nào của nhà cửa là điều định đoạt cho đời sống của người ngụ cư. Nếu lối vào ở mặt A người đó sẽ nổi tiếng. Nếu ở mặt B gia đình thịnh vượng, ở mặt C có sự nghiệp thành công và nếu ở mặt D thì sẽ phát nhờ đường con cái.
2. Nói chung, cây cối nên trồng sau nhà, đặc biệt nếu nhà quay lưng vào núi căn nhà được hưởngsự ổn định và cuộc sống người nhà sẽ phát triển tốt lành khi cây lớn dần.
3. Những cây này rất quang trọng chúng bảo vệ người nhà khỏi chết chóc.
4. Cây mọc che chắn nhà thế này là tốt vì chúng canh giữ cho tài sản nhà này. Chúng ngăn cản ảnh hưởng bệnh hoạn từ bên ngoài.Những cây tươi tốt nên trồng như các hàng 3,6,9. Nhà có cây chết chứng tỏ khí trong nhà đang xuống dốc.thật vậy, cây tốt là cây biểu hiện vận may của bạn. Nếu một cây chết là điềm báo tin buồn.Ta có thể gặp cảnh khốn khó, tai nạn hay trong nhà sẽ có người chết.
5. Vị trí của cây này tốt nếu nó không áp gần làm áp lực với căn nhà. Nếu có con đường ngắm vào nhà thì cây này ngăn ngừa được tử khí. Thêm vào sự cân đối là quan trọng.Vì nếu cây quá lớn và quá gần, nó không thể cân bằng đối lực với hậu quả bệnh hoạn do con đường gây ra. Con đường lượn hình cánh cung là nét may mắn cho người nhà và có thể giải quyết cây áp đảo nhà nếu con đường đủ rộng để ngăn cách cho nhà và cây.
6. Cây trồng ở vị trí này tốt cho nghề nghiệp và gia đình nếu nó không qúa gần lối vào và che phủ rậm rạp trên con đường.
7. Cây không đưởc trồng quá gần cửa sổ. Nếu ánh sáng mặt trời không lọt vào, người nhà có thể bị đau. Không những nó cản trở khí vào nhà mà cây còn nảy rể trong lòng đất (Âm) cũng đem quá nhiều âm khí. Khi nào cây tạo dáng mỹ thuật thì tốt. Nếu nó có vẻ lấn áp tầm nhìn là xấu.
Cách chữa: treo lên bậu cửa sổ năm cái pháo đùng lớn.
Theo Khongtu.

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

CÂY ANH TRAI CHỊ LÊ P. KD SEICOVIETNAM





ĐẲNG VÂN THẬP TOÀN


TỰA SƠN VÂN 


THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP



MỜI ANH EM CÙNG THƯỞNG THỨC

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2010

NHÀ CHẶT CŨNG CHƠI ĐƯỢC CÂY


Ở BẤT KỲ ĐÂU THÌ TÌNH YÊU CÂY CẢNH VẪN LUÔN TRÀN NGẬP 


Sáng tọa trong cách bài chí 








MO HÌNH TUYỆT VỜI CHO CÁC NHÀ THIẾT KẾ