VIETNAMGREEN CO.,LTD Mobi: 0978466050 Email: phongduanseico@gmail.com | http://seicocodienvietnam.blogspot.com/ http://langcanhxua.blogspot.com/
Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010
Chuyện về tỷ phú cây cảnh Thành Sơn
Chuyện về tỷ phú cây cảnh Thành Sơn | |||
|
Xã “tỷ phú” nhờ trồng cây cảnh
Xã “tỷ phú” nhờ trồng cây cảnh | ||
| ||
“Đại gia” cây cảnh… Những ngày cuối năm Kỷ Sửu, không khí xuân đã tràn ngập trên các đường làng, ngõ xóm. Có dịp về thăm khu vườn cây cảnh của gia đình anh Đào Duy Lộc, thôn 2, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, chúng tôi bị cuốn hút vào một không gian xanh với đủ loại cây cảnh như tùng la hán, tùng cối, si, xanh, lộc vừng, ngọc lan… Các thế cây, dáng cảnh mỗi cây đều khác nhau, thoáng nhìn đã biết chủ nhân của khu vườn là một người sành chơi cây cảnh trong nghề. Nông dân ở xã Hợp Lý chăm sóc quất cảnh để bán vào dịp Tết Anh Lộc tâm sự, cách đây gần 20 năm, anh xuất ngũ trở về địa phương, gia đình nghèo lại đông anh em, bố bị bệnh mất sớm. Thấy đồng đất quê hương rộng rãi, màu mỡ, lại chưa được khai thác hiệu quả, anh ra vùng đất Nam Trực (Nam Định) quyết tâm học cho bằng được “bí quyết” nghề trồng cây cảnh. Ban đầu, do chưa có vốn, anh phải thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài” rồi từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu bằng nghề trồng cây cảnh. Đến nay, gia đình anh đã có 12.500m2 đất, chia thành 6 khu, mỗi khu đều trồng nhiều loại cây cảnh khác nhau. Vườn của anh có nhiều cây cảnh, từ những loại có giá từ 100 - 120 triệu đồng đến những loại từ 10 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, năm nào gia đình anh cũng trồng thêm khoảng 2.000 cây quất sai quả để bán vào dịp Tết. Do xây dựng được thương hiệu, nhiều cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tìm đến gia đình anh ký kết hợp đồng làm các công trình lớn về trồng, trang trí cây cảnh. Trung bình một năm, gia đình anh thu về từ 400 - 500 triệu đồng tiền lời và giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động ở địa phương. Xã thu nhập tới 6 tỷ đồng Vài năm trở lại đây, tận dụng tiềm năng lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, chính quyền xã Hợp Lý đã nắm bắt thời cơ, tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ cho thị trường. Hiện xã Hợp Lý có khoảng hơn 600 hộ gia đình sống bằng nghề trồng hoa và cây cảnh. Tổng thu nhập hằng năm từ nghề này khoảng 6 tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng thu nhập của toàn xã. Nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như gia đình ông Nguyễn Văn Thiện, Phạm Văn Thao, xóm 4; ông Lê Quốc Tiến, Đinh Quốc Chính, xóm 5; Phạm Thế Vinh, xóm 8… Còn lại đa số là thu nhập vài chục triệu đồng/hộ/năm. Được biết, cây cảnh ở xã Hợp Lý không chỉ có mặt ở thị trường trong tỉnh mà còn có ở các tỉnh khác và nhập sang nước ngoài... Ô tô ra vào xã Hợp Lý mua cây cảnh Chia sẻ kinh nghiệm về nghề trồng hoa, cây cảnh, anh Nguyễn Thế Cường cho biết: Làm nghề này trước tiên phải biết các kỹ thuật, nghệ thuật về ươm, chiết, tỉa, uốn, tạo thế, dáng cho cây. Người làm nghề phải có con mắt thẩm mỹ, tính kiên trì, nhẫn nại, tập trung cao thì khi làm việc mới thành công và lợi nhuận từ cây cảnh có thể cao gấp 4 - 9 lần so với các loại cây trồng khác. Hiện nay, để nghề trồng hoa, cây cảnh ngày càng phát triển, xã Hợp Lý đã thành lập Chi hội sinh vật cảnh thu hút hơn 42 hộ gia đình tham gia. Hằng năm, Chi hội thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tìm hiểu về thị trường giá cả cây cảnh… Vì thế, nghề trồng hoa, cây cảnh ở xã Hợp Lý đang từng bước giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Văn Thanh |
TỶ PHÚ CÂY CẢNH 4
Tỷ phú cây cảnh
Cập nhật lúc :8:49 AM, 28/03/2008
Một nhà vườn 27.000 m2 với hàng nghìn cây cảnh quý hiếm trị giá vài tỷ đồng… , được gây dựng bởi anh Phạm Văn Quỳnh, 30 tuổi, ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Tây. Anh còn giúp nhiều thanh niên cùng quê làm giàu.
Ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây trên mảnh đất khoảng 7.000m2, xung quanh được bao bọc bởi một “rừng cây” cảnh xanh mướt. Chủ nhân của nó, anh Quỳnh rất nhiệt tình kể về bước đường đến với nghề cây cảnh của mình.
Biết mình không đỗ ĐH, anh Quỳnh rất buồn nhưng không nản chí. 18 tuổi, anh một mình lặn lội vào miền Nam học nghề, sau đó về quê dốc hết vốn liếng vào nuôi gà công nghiệp, kết quả là anh phải gánh món nợ… 100 triệu đồng. Sau đó, anh loay hoay chuyển sang làm nhiều nghề khác để kiếm sống nhưng đều không thành.
Vốn là người yêu thiên nhiên, mê cây cảnh từ nhỏ, lại nhận thấy nhu cầu về cây cảnh của Hà Nội tăng nhanh, anh Quỳnh quyết định vay mượn 1 triệu đồng để mua 100 cây đa giống. Chỉ thử thôi nhưng không ngờ sau 1 năm, 100 cây đa đó đã thu về cho anh hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Quá bất ngờ, anh Quỳnh mạnh dạn mua tiếp 2 vạn cây giống và thuê 4.000 m2 đất canh tác để trồng. “Mình thường mua mỗi cây con nhỏ khoảng 500 đồng, sau đó về trồng một năm đã bán được khoảng 30.000 đồng một cây. Nếu trồng khoảng 2 năm thì mỗi cây bán được 150.000 – 200.000 đồng”, anh Quỳnh cho biết.
Hiện trong vườn của anh có khoảng 1.000 - 1.500 cây cảnh. Vườn vệ tinh xung quanh cũng có khoảng gần 10 cây, giá trị hàng trăm triệu đồng.
Quỳnh đã đến nhiều nơi có nghề trồng cây cảnh lâu năm như Nam Định, Hà Nam, Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm về cách chăm bón và cắt tía sao cho nghệ thuật. Vườn cây cảnh đã được anh chăm sóc hết sức cầu kỳ. Đối với một số loại cây, anh lặn lội mua giống ở Văn Giang, Hưng Yên rồi mang về trồng, chăm sóc vài ba năm đưa vào chậu, sau đó nắn, vít, tưới… để cây có gốc và bộ rễ đẹp, sau đó mới lại cắt tỉa cành, lá.
Diện tích vườn cây cảnh của anh hiện đã lên đến 27.000m2, được quy hoạch làm nhiều khu vực chức năng như: khu vực ươm cây giống, trồng cây thô, uốn thế, nhà sàn, non bộ. Anh cũng dành nhiều thời gian để đi sưu tầm những cây trồng lâu năm về chăm sóc, tạo thế cho cây. Nhiều cây xanh, lộc vừng của anh có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những cây được trả giá tới vài tỷ đồng.
Cây cảnh vườn nhà anh Quỳnh |
Anh Quỳnh cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh. Anh tiết lộ: “Cây cảnh có 3 trường phái chơi. Một là chơi những cây cảnh tự nhiên. Hai là chơi cây thế. Ba là cây kỳ hoa dị thảo. Mỗi trường phái đều có một nét đẹp riêng của nó. Trong vườn nhà mình có cả ba loại này, đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng".
Vườn nhà anh Quỳnh có cả những cây cảnh đơn giản, để đáp ứng nhu cầu chơi cây, chơi hoa của giới bình dân. Vì vậy, lượng khách đến với vườn này ngày một đông. Có năm doanh thu của anh được khoảng 5 tỷ đồng. Khoảng 3 tháng đầu năm nay, anh đã thu chừng 2 tỷ đồng.
Hàng trăm đoàn khách từ Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định … đã đến thăm quan và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và kinh doanh của anh, trong đó có 1 Việt kiều Úc và 1 giáo sư người Nhật.
Ý tưởng về làng nghề cây cảnh
Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Phạm Văn Quỳnh còn hăng hái giúp đỡ các bạn trẻ trong thôn, xã phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ một xã khó khăn về kinh tế, thu nhập chỉ trông vào hạt thóc củ khoai, đến nay Hồng Vân đã có 200 nhà vườn trong đó trên 50% do thanh niên làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho trên 400 lao động trẻ.
Thành công của anh Quỳnh có phần đóng góp không nhỏ của người vợ trẻ, chị Bích Huệ. Chị là người đã luôn có lòng tin dù đã có lúc anh thất bại. “Khi anh Quỳnh chuyển sang làm nghề cây cảnh, em rất lo. Nhưng sau một hai năm có hiệu quả thì em hoàn toàn ủng hộ. Nghề này có những vất vả, nhưng vì mình đam mê, thích thú với công việc nên quên đi hết mệt mỏi để cùng cố gắng với chồng làm cho hoàn thiện hơn”, chị Huệ nói.
Anh Quỳnh cho biết: “ Dự kiến của mình là sẽ đề xuất với tỉnh cấp bằng làng nghề cho xã, đồng thời quy hoạch thành làng sinh thái để phục vụ du lịch”.
Theo Vietnamnet jobs
TỶ PHÚ CÂY CẢNH 3
Tỷ Phú Cây Cảnh
Ảnh minh hoạ - N.Đ.T |
Trong những tác phẩm của ông có những cây xanh, cây thông…với dáng trực, thế hoành có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Những tác phẩm cây cảnh của ông đã tham gia trưng bày tại tỉnh Hà Tây (cũ), thành phố Hà Nội và tại huyện Thạch Thất được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Đây là mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng trong toàn huyện.
tin Hồng Vân - Đài Phát thanh huyện
LÀNG NGỀ CÂY CẢNH PHỤNG CÔNG
Một cây đánh đổ cả sào lúa Đã hơn hai chục năm nay, từ khi nghề trồng cây cảnh thâm nhập vào vùng đất này, cuộc sống của người dân xã Phụng Công trở nên sung túc hơn nhiều. Những ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc lên khiến không gian như chật chội hơn. Dường như chẳng có mét vuông đất nào ở đây còn để trống. Những vạt đất nhỏ chạy dọc theo con đường bê tông trong làng được tận dụng để trồng hoa với đủ màu sắc trông khá vui mắt. Chúng tôi theo chân một tốp nông dân đang hì hụi chuyển những cây sanh (một loại cây cảnh cùng họ với cây si) từ ngoài đồng về nhà. Hôm nay nhà ông Huynh ở thôn Ngò thu hoạch gần 2 sào cây sanh 6 năm tuổi, những cây có gốc rễ xù xì được bứng lên, chuyển về các chậu cảnh trong sân nhà để tiếp tục chăm sóc. Ông Huynh cho biết, nhà ông có gần một mẫu ruộng đều trồng cây cảnh, 2 sào ông trồng cây sanh đã bắt đầu thu hoạch, bước vào giai đoạn chỉnh tán, chỉnh thế. Những cây sanh đưa từ ngoài đồng về trông đơn giản, chưa có thế, có “hồn” nhưng giá cũng đã tới 300-400.000đ, chỉ cần có sự can thiệp của bàn tay con người trong một thời gian ngắn nữa là giá của mỗi cây sẽ khác hẳn. “Một cây cảnh có thể đánh ngã cả sào lúa”, ông Huynh khẳng định như vậy khi chúng tôi đặt vấn đề so sánh giá trị kinh tế giữa trồng cây cảnh và trồng lúa. Cả xã Phụng Công có hơn 500 mẫu đất, chủ yếu trồng cây cảnh, hầu như gia đình nào ngoài phần đất được chia cũng thuê thêm đất để trồng cây. Câu chuyện của chúng tôi thêm phần rôm rả khi bà Đỗ Thị Nghề, hàng xóm của ông Huynh tham gia. Nhà bà Nghề có hơn mẫu đất thì 7 sào trồng cây còn lại đào ao thả cá và nuôi lợn. Bà nhẩm tính từ đầu năm tới giờ, gia đình bà đã thu hơn 50 triệu đồng trong đó 28 triệu thu hoạch từ cây, còn lại là từ cá và lợn. Bà bảo, chỉ trồng cây “vớ vẩn” cũng thu nhập cả chục triệu một năm. Anh con trai lớn nhà bà, những lúc rỗi rãi, chở cây thời vụ đi bán dạo trong thành phố cũng có thể kiếm vài trăm ngàn một ngày. Như nhiều nghề khác, cây cảnh ở Phụng Công cũng có năm bảy loại. Nhà ít kỹ thuật thì trồng các cây hoa thời vụ “đầu tư ít mà thu hồi vốn nhanh” như trà, sung...; người có kỹ thuật thì chơi cây thế, cây lâu năm. Ở xã Phụng Công này số người có đủ phẩm chất và tính kiên trì để chơi cây thế như anh Phạm Văn Minh không nhiều. Mới 32 tuổi nhưng vườn cây thế hơn 30 gốc với đủ loại như sanh, si, lộc vừng, phi lao, đa... trong vườn nhà anh giá trị lên đến cả tỉ đồng, có cây tuổi cũng gần bằng tuổi anh. Chỉ vào cây sanh để ngay trước cửa nhà, anh Minh cho biết: “Người ta đã trả tôi 70 triệu cây này mà tôi không bán”, rồi anh kể về nghề của mình: “Không phải ai cũng chơi được cây thế. Quan trọng nhất là phải có sở thích, mà thích không chưa đủ, phải có khả năng đánh giá phôi (phôi là cây lúc còn mộc, chưa chỉnh sửa gì) bởi nếu biết nhìn, biết đánh giá, phôi sau khi sửa có thể cho giá trị gấp 10 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Như cây sanh này chẳng hạn, tôi mua có 2,5 triệu, hôm trước hôm sau có người đã trả 4 triệu và giờ thì... 70 triệu”. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất cây thế, anh Minh cũng có tới 5 sào ruộng để trồng “phôi”, anh còn đi khắp các tỉnh tìm mua phôi về tạo thế.
Thêm vài người hàng xóm của ông Huynh kéo sang chơi, có lẽ họ biết chúng tôi là phóng viên nên muốn thể hiện quan điểm của mình về dự án xây dựng khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang đang chuẩn bị được xây dựng ngay trên những mảnh ruộng đang trồng cây cảnh này. Nỗi lo của người nông dân mất đất Ông Nguyễn Văn Tú, Phó chủ tịch xã Phụng Công tiếp chúng tôi khi vừa đi đăng ký thương hiệu “bánh tẻ Phụng Công” ở Cục sở hữu trí tuệ về. Hoá ra, Phụng Công không chỉ nổi tiếng về trồng hoa, cây cảnh mà còn nổi tiếng với món bánh tẻ cực kỳ dân dã. Đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” hiện nay ở Phụng Công là thu hồi đất để xây dựng khu đô thị, du lịch, thương mại, ông Tú cho biết, chính ông và lãnh đạo xã cũng mới chỉ được biết là sẽ xây dựng khu đô thị ở đây chứ còn chi tiết ra sao thì chịu. Ông bảo mới nghe Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Hưng - đơn vị chủ dự án, nói là khu đô thị sẽ có cây, có công viên, bệnh viện, khu dân cư... Theo thiết kế qui hoạch, diện tích đất của Phụng Công nằm trong dự án là 2.381.644m2, có nghĩa là toàn bộ diện tích đất canh tác hiện nay ở Phụng Công sẽ thuộc về dự án xây dựng khu đô thị này. Mức đền bù mà người ta dự kiến thanh toán cho mỗi sào ruộng ở đây là 19.500.000đ, đó là đa số người dân nói vậy chứ theo ông Tú thì đất trồng cây cảnh được đền bù và hỗ trợ 30.000.000đ/sào. Sở dĩ có những thông tin khác nhau vì cho đến giờ, mặc dù đã có quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị du lịch thương mại Văn Giang với thời gian thực hiện từ 2004-2006 nhưng đến nay cũng mới chỉ triển khai họp ở cấp đảng bộ xã, các ban chấp hành đoàn thể, cán bộ lão thành... chứ họp với dân thì chưa. Có lẽ lãnh đạo biết sự không đồng tình của người dân nên họ chuẩn bị làm công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước rồi mới triển khai đến nhân dân.
Bàn về dự án, anh Nguyễn Văn Minh, người của thôn Ngò nói rằng, quan điểm của anh là có đền bù tới... 150 triệu/sào anh cũng không đồng ý, anh lý giải là chỉ có mảnh đất và cái nghề trồng cây cảnh mới đem lại lợi ích lâu dài cho anh, cho đời con anh và cho cả cái cái xã với 6000 nhân khẩu này, chứ có tiền mà chẳng có nghề ngỗng gì thì “miệng ăn núi còn lở nữa là”. Ngay cả cán bộ xã cũng vậy, mặc dù khi nói chuyện với chúng tôi vẫn thể hiện quan điểm rõ ràng là “chấp hành quyết định của cấp trên” nhưng tôi đọc được sự lo lắng của họ. Bởi họ cũng chính là những người con của mảnh đất Phụng Công, họ cũng có vài sào đất trồng cây cảnh và cuộc sống của gia đình cũng trông cả vào đấy. Chúng tôi đặt vấn đề liệu lãnh đạo xã có lường trước việc khi hết đất, thiếu việc làm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực hay không? Ông Tú nói rằng lãnh đạo xã có lường đến điều này nhưng bây giờ vẫn chưa thể nói trước điều gì, vẫn hy vọng vào những điều tốt đẹp mà dự án mang lại như những gì họ đã phổ biến. Trời đã ngả về chiều, mặc dù mấy ngày này Hà Nội đang rất nóng bức nhưng ở đây trời vẫn dịu mát, những cơn gió mơn man trên những thửa ruộng bạt ngàn màu xanh cây cảnh. Con đê như dải lụa uốn lượn ôm lấy những ngôi làng như muốn chở che trước sức tấn công của đô thị hoá. Anh bạn đồng nghiệp lục túi tìm chiếc khẩu trang để chuẩn bị lên đường về Hà Nội. Chờ đợi chúng tôi ở phía trước là con đường mù mịt bụi... Đức Hoà | ||||
Nguồn:DanTri |
TỶ PHÚ CÂY CẢNH 2
Không cam chịu với cái nghèo, quyết tâm lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, những chàng nông dân trẻ ở làng Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã trở thành những tỉ phú về trồng và kinh doanh cây cảnh. Những ngày rong ruổi Từ những ngày rong ruổi đi bán cây cảnh khắp nơi họ đã dần tích luỹ kinh nghiệm về nghề để giờ đây hơn 100 thành viên của Hội Sinh vật cảnh Cơ Giáo đều đã có số vốn ít nhất là vài tỉ đồng mỗi người, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định từ 1 triệu đồng/người/tháng trở lên. Anh Ngô Xuân Giang, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh làng Cơ Giáo, thành viên Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hà Tây năm nay mới chỉ 35 tuổi song đã có cơ ngơi hơn 2 ha với tổng số trên 5.000 cây cau vua, 30.000 cây si và đa, hơn 1.500 cây lộc vừng và tùng. Từ một "con nợ" do đầu tư vào chăn nuôi bị thua lỗ, Giang đã kiên trì đi mua cây cảnh bán rong, vừa lấy công làm lãi, vừa học hỏi tích luỹ kinh nghiệm, hiện nay, sau khi trừ mọi chi phí, vườn cây cảnh cho gia đình anh mức lãi xấp xỉ 1,5 tỉ đồng/ năm. Tỉ phú trẻ Nguyễn Văn Hiệp lại nổi tiếng với biệt tài biến những gốc cây không mấy giá trị trở thành những tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu đồng, thậm chí vài tỉ đồng. Tay nghề dần được nâng cao từ những lần cắt, tỉa cây cảnh theo yêu cầu của khách hàng khi đi bán rong, Hiệp đã trở thành ông chủ thực sự. Từ đầu năm 2007 đến nay, Nguyễn Văn Hiệp đã cho xuất vườn trên 300 cây cảnh được uốn tỉa cầu kỳ theo các chủ đề: tam đa, ngũ phúc phụ tử, phu thê ... với tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng. Biết nhìn xa trông rộng Tuy xuất thân từ những nông dân thứ thiệt nhưng những tỉ phú cây cảnh làng Cơ Giáo này không mắc phải nhược điểm dễ gặp là "chỉ nhìn thấy cái lợi truớc mắt", họ đã biết nhìn xa trông rộng giúp cho nghề phát triển bền vững. Theo TTXVN, những tỉ phú này đã hình thành mối liên hệ chặt chẽ để tạo nên một vùng cây cảnh có thương hiệu. Những chủ vườn nhỏ trong làng sẽ là móc xích quan trọng trong việc cung ứng "đầu vào", đóng vai trò là vệ tinh cho các nhà vườn lớn. Còn các ông chủ vườn lớn sẽ có trách nhiệm tìm đầu ra cho cây cảnh với nhiều hợp đồng giá trị. Hiện nay, Hội Sinh vật cảnh làng Cơ Giáo đang khẩn trương xúc tiến thực hiện việc xây dựng siêu thị cây cảnh đầu tiên trong cả nước với nhiều việc làm cụ thể như: quy hoạch, cải tạo các vườn ươm thành những vườn trưng bày cây cảnh bề thế; ươm trồng, nghiên cứu để tạo thế, tạo dáng cho một số loại cây đang được đặc biệt ưa chuộng; tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để các thành viên trong hội có thể đảm nhận việc thiết kế, trang trí vườn cảnh cho cả các công trình lớn. (theo NLĐ) |
LÀNG TỶ PHÚ CÂY CẢNH
Những "tỷ phú" tuổi trẻ
Về làng Cơ Giáo vào một ngày áp tết, con đường bê tông mới trải, thẳng tăm tắp như dẫn những vị khách tò mò về một làng nghề có nhiều tỷ phú .
Bác Nguyễn Văn Hoán - Trưởng thôn Cơ Giáo hồ hởi khoe: "Làng có hơn 100 hộ với hơn 500 nhân khẩu, nhà nào cũng có cây cảnh. Nhờ nó mà làng chúng tôi có rất nhiều tỷ phú".
Theo chân bác Hoán, chúng tôi tới thăn vườn cây cảnh của anh Nguyễn Văn Chí. Thật ngạc nhiên, trước mặt chúng tôi không phải là một "lão nông" với thú vui tao nhã của tuổi xế chiều, mà là người thanh niên đĩnh đạc, đôi mắt sáng, với nét thư sinh ở tuổi 36.
Anh tâm sự: "Có hơn 700 cây, trồng trong 3 vườn. Chủ yếu là Sanh, Lộc Vừng, Sung…”. Anh cười, chỉ vào cây sanh cổ thụ nói: "Cây sanh trăm tuổi này, tôi mua năm 1998 ở đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), giá của nó lúc đó bằng cả biệt thư ở Hà Nội. Bây giờ, có vài người muốn mua với giá cả chục tỷ đồng, nhưng tôi chỉ bán cho những ai thực sự tâm huyết và hiểu biết về cây".
Cây Sanh cổ thụ có giá chục tỷ đồng
khi chúng tôi đến, có rất nhiều người đang thăm vườn cây cảnh. Anh Nguyễn Trí Thành - người chơi cây cảnh ở Hải Dương ngạc nhiên: “Làng có nhiều vườn cây rất đẹp. Người dân đã biết làm giàu từ cây cảnh. Đến làng Cơ Giáo hôm nay, tôi rất bất ngờ trước sự thay đổi, phát triển này”.
Anh Giang - Chủ tịch Hội làm vườn thôn Cơ Giáo cho biết: “ Trong làng đã thành lập hội làm vườn, với 25 hội viên, nhằm khích lệ “tinh thần” của những người làm cây cảnh. Mỗi hội viên sở hữu hàng trăm gốc cây cảnh, nhiều cây có giá trị cao”.
Nguồn hàng của làng Cơ giáo rất phong phú, cây cảnh có thể được chuyển về từ Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị…cũng có khi từ chính những vườn cây của các hộ dân trong làng.
Anh Giang tâm sự : "Những ngày đầu rất khó khăn do thiếu vốn và chưa quen với việc chăm sóc cũng như kỹ thuật tạo thế cây nên nhận nhiều “quả đắng” lắm. Nhưng "người đi trước chỉ bảo người đi sau" nên giờ đã có những thành công bước đầu.” Vừa nói, anh vừa chỉ vào ngôi nhà ba tầng được xây dựng cầu kỳ nổi lên giữa bạt ngàn chậu cây cảnh.
Tạo dáng cây, rèn nết người
Nhờ việc buôn bán cây cảnh "gặp thời" mà người làng Cơ Giáo đã có cuộc sống khấm khá hơn. Việc trồng cây, chăm sóc, tạo dáng và thế cây cũng tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động. Theo Bác Hoán: “Thu nhập bình quân của mỗi người làm công khoảng hai triệu đồng”.
Chăm sóc cây đòi hỏi đức tính kiên trì, tỉ mẩn và bàn tay khéo léo
Anh Nguyễn Văn Hùng - chủ vườn cây cảnh làng Cơ Giáo cho biết: "Trước đây, khi chưa có nghề cây cảnh, người dân chỉ biết trông vào vụ lúa, vụ khoai. Nhưng từ khi cây cảnh phát triển, mọi người đều có công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định nên ai cũng vui".
Anh Khánh (quê Phù Ninh - Phú Thọ) vừa cắt cành, tạo dáng cho cây Sanh tâm sự: "Công việc ở đây cũng không mấy vất vả, lại hoà nhập cùng thiên nhiên nên vui lắm. Bây giờ, cố gắng làm thật tốt, sau này về quê cũng tạo vườn cây cảnh cho riêng mình".
Tuy nhiên, đặc thù của công việc này cần đến sự tỉ mẩn, bàn tay khéo léo, tinh tế và lòng kiên nhẫn. Nên những người “làm bạn” với cây đều rất vui vẻ, thoải mái và còn rất trẻ.
Anh Tào Xuân Hợp - người làng góp chuyện: "Công việc là một phần, ngoài ra việc chăm sóc tạo dáng cho cây cũng rèn được nhiều đức tính lắm. Tạo dáng cho cây mà hấp tấp, nóng vội là coi như hỏng".
Làng cây cảnh Cơ Giáo còn có hẳn một đội hơn 40 người chuyên làm các loại chậu cây, phục vụ các vườn trong làng. Anh Bùi xuân Thức - người làm chậu cảnh cho biêt: "Mỗi ngày thương “kiếm” được trăm nghìn, công việc cũng ổn định. Mình không có duyên với cây thì giúp cây thêm đẹp, đó là điều nên làm".
Anh Hiệp - Thư ký hội làm vườn Cơ Giáo tếu: "Làm việc với cây nhiều, nên anh em ở đây hiền lắm, không xích mích, gây gổ với ai bao giờ. Chỉ tu chí tính chuyện làm giàu thôi”.
Xuân mới đang về, làng cây cảnh Cơ Giáo cũng tất bật, hối hả chuẩn bị cho ra thị trường những sản phẩn đẹp nhất. “Đây là nghề có thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu muốn học tạo dáng cây, “làm bạn” với cây, cứ về đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn, có học có nên mà” anh Hiệp nở nụ cười tiễn khách.
Quang Sơn
Về làng Cơ Giáo vào một ngày áp tết, con đường bê tông mới trải, thẳng tăm tắp như dẫn những vị khách tò mò về một làng nghề có nhiều tỷ phú .
Bác Nguyễn Văn Hoán - Trưởng thôn Cơ Giáo hồ hởi khoe: "Làng có hơn 100 hộ với hơn 500 nhân khẩu, nhà nào cũng có cây cảnh. Nhờ nó mà làng chúng tôi có rất nhiều tỷ phú".
Theo chân bác Hoán, chúng tôi tới thăn vườn cây cảnh của anh Nguyễn Văn Chí. Thật ngạc nhiên, trước mặt chúng tôi không phải là một "lão nông" với thú vui tao nhã của tuổi xế chiều, mà là người thanh niên đĩnh đạc, đôi mắt sáng, với nét thư sinh ở tuổi 36.
Anh tâm sự: "Có hơn 700 cây, trồng trong 3 vườn. Chủ yếu là Sanh, Lộc Vừng, Sung…”. Anh cười, chỉ vào cây sanh cổ thụ nói: "Cây sanh trăm tuổi này, tôi mua năm 1998 ở đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), giá của nó lúc đó bằng cả biệt thư ở Hà Nội. Bây giờ, có vài người muốn mua với giá cả chục tỷ đồng, nhưng tôi chỉ bán cho những ai thực sự tâm huyết và hiểu biết về cây".
Cây Sanh cổ thụ có giá chục tỷ đồng
khi chúng tôi đến, có rất nhiều người đang thăm vườn cây cảnh. Anh Nguyễn Trí Thành - người chơi cây cảnh ở Hải Dương ngạc nhiên: “Làng có nhiều vườn cây rất đẹp. Người dân đã biết làm giàu từ cây cảnh. Đến làng Cơ Giáo hôm nay, tôi rất bất ngờ trước sự thay đổi, phát triển này”.
Anh Giang - Chủ tịch Hội làm vườn thôn Cơ Giáo cho biết: “ Trong làng đã thành lập hội làm vườn, với 25 hội viên, nhằm khích lệ “tinh thần” của những người làm cây cảnh. Mỗi hội viên sở hữu hàng trăm gốc cây cảnh, nhiều cây có giá trị cao”.
Nguồn hàng của làng Cơ giáo rất phong phú, cây cảnh có thể được chuyển về từ Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị…cũng có khi từ chính những vườn cây của các hộ dân trong làng.
Anh Giang tâm sự : "Những ngày đầu rất khó khăn do thiếu vốn và chưa quen với việc chăm sóc cũng như kỹ thuật tạo thế cây nên nhận nhiều “quả đắng” lắm. Nhưng "người đi trước chỉ bảo người đi sau" nên giờ đã có những thành công bước đầu.” Vừa nói, anh vừa chỉ vào ngôi nhà ba tầng được xây dựng cầu kỳ nổi lên giữa bạt ngàn chậu cây cảnh.
Tạo dáng cây, rèn nết người
Nhờ việc buôn bán cây cảnh "gặp thời" mà người làng Cơ Giáo đã có cuộc sống khấm khá hơn. Việc trồng cây, chăm sóc, tạo dáng và thế cây cũng tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động. Theo Bác Hoán: “Thu nhập bình quân của mỗi người làm công khoảng hai triệu đồng”.
Chăm sóc cây đòi hỏi đức tính kiên trì, tỉ mẩn và bàn tay khéo léo
Anh Nguyễn Văn Hùng - chủ vườn cây cảnh làng Cơ Giáo cho biết: "Trước đây, khi chưa có nghề cây cảnh, người dân chỉ biết trông vào vụ lúa, vụ khoai. Nhưng từ khi cây cảnh phát triển, mọi người đều có công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định nên ai cũng vui".
Anh Khánh (quê Phù Ninh - Phú Thọ) vừa cắt cành, tạo dáng cho cây Sanh tâm sự: "Công việc ở đây cũng không mấy vất vả, lại hoà nhập cùng thiên nhiên nên vui lắm. Bây giờ, cố gắng làm thật tốt, sau này về quê cũng tạo vườn cây cảnh cho riêng mình".
Tuy nhiên, đặc thù của công việc này cần đến sự tỉ mẩn, bàn tay khéo léo, tinh tế và lòng kiên nhẫn. Nên những người “làm bạn” với cây đều rất vui vẻ, thoải mái và còn rất trẻ.
Anh Tào Xuân Hợp - người làng góp chuyện: "Công việc là một phần, ngoài ra việc chăm sóc tạo dáng cho cây cũng rèn được nhiều đức tính lắm. Tạo dáng cho cây mà hấp tấp, nóng vội là coi như hỏng".
Làng cây cảnh Cơ Giáo còn có hẳn một đội hơn 40 người chuyên làm các loại chậu cây, phục vụ các vườn trong làng. Anh Bùi xuân Thức - người làm chậu cảnh cho biêt: "Mỗi ngày thương “kiếm” được trăm nghìn, công việc cũng ổn định. Mình không có duyên với cây thì giúp cây thêm đẹp, đó là điều nên làm".
Anh Hiệp - Thư ký hội làm vườn Cơ Giáo tếu: "Làm việc với cây nhiều, nên anh em ở đây hiền lắm, không xích mích, gây gổ với ai bao giờ. Chỉ tu chí tính chuyện làm giàu thôi”.
Xuân mới đang về, làng cây cảnh Cơ Giáo cũng tất bật, hối hả chuẩn bị cho ra thị trường những sản phẩn đẹp nhất. “Đây là nghề có thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu muốn học tạo dáng cây, “làm bạn” với cây, cứ về đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn, có học có nên mà” anh Hiệp nở nụ cười tiễn khách.
Quang Sơn
TỶ PHÚ CÂY CẢNH 1
Tỷ phú trẻ Phạm Văn Quỳnh
Mới 30 tuổi, nhưng đã có trong tay một nhà vườn lớn với hàng nghìn cây cảnh quý hiếm, anh Phạm Văn Quỳnh, ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Tây từ lâu đã được nhiều người biết đến như một ông chủ tài năng mà trẻ tuổi.
Trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng
Đến xã Hồng Vân-huyện Thường Tín-tỉnh Hà Tây, hỏi nhà anh Quỳnh cây cảnh, không ai là không biết. Đó là ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây trên mảnh đất khoảng 7000m2, xung quanh được bao bọc bởi một rừng cây cảnh xanh mướt. Chủ nhân của nó, anh Quỳnh là một người trẻ tuổi hết sức nhiệt tình. Anh hào hứng kể về bước đường đến với nghề cây cảnh của mình từ khi mới rời ghế nhà trường. Lúc đó là những năm 90, khi biết mình không đỗ đại học, anh Quỳnh không nản mà quyết chí làm giàu. 18 tuổi, anh Quỳnh một mình lặn lội vào miền Nam học nghề, sau đó về quê dốc hết vốn liếng vào nuôi gà công nghiệp, nhưng không mang lại kết quả, mà lại còn phải gánh món nợ 100 triệu đồng. Sau đó, anh loay hoay chuyển sang làm nhiều nghề khác để kiếm sống nhưng đều không thành. Nhiều đêm không ngủ được, anh cứ tự hỏi, tại sao không thể làm giàu ngay tại quê mình?
Vốn là người yêu thiên nhiên, mê cây cảnh từ nhỏ, lại nhận thấy nhu cầu về cây cảnh của Hà Nội tăng nhanh, anh Quỳnh quyết định vay mượn 1 triệu đồng để mua 100 cây đa giống. Chỉ thử là thế, mà không ngờ sau 1 năm, 100 cây đa đó đã thu về cho anh hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Quá bất ngờ, anh Quỳnh mạnh dạn mua tiếp 2 vạn cây giống và thuê 4.000 m2 đất canh tác để trồng cây giống. “Mình thường mua mỗi cây con nhỏ khoảng 500đ, sau đó về trồng một năm đã bán được khoảng 30nghìn/cây. Nếu trồng khoảng 2 năm thì bán được 150-200 nghìn/ cây. Cứ như thế nhân lên…Hiện giờ trong vườn nhà mình có khoảng 1000-1500 cây cảnh. Ngoài ra còn vườn vệ tinh xung quanh đây nữa cũng có khoảng gần 10 cây, toàn những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng”, anh Quỳnh chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Để hiểu hơn về cây cảnh cũng như cách chăm bón và cắt tỉa sao cho nghệ thuật, anh Quỳnh đã đến nhiều nơi có nghề trồng cây cảnh lâu năm để học hỏi kinh nghiệm. Những nơi có tiếng về cây cảnh ở Nam Định, Hà Nam, Hà nội… anh Quỳnh đều tìm đến và lân la học hỏi. Vườn cây cảnh đã được anh chăm sóc hết sức cầu kỳ. Đối với 1 số loại cây, anh Quỳnh lặn lội mua giống cây ở Văn Giang, Hưng Yên rồi mang về trồng, chăm sóc vài ba năm rồi đưa vào chậu, sau đó nắn, vít, tưới tắm làm sao để cây có gốc và bộ rễ đẹp, sau đó mới lại cắt tỉa cành, lá…
Liên tục đầu tư từ năm 1994 đến nay, diện tích vườn cây cảnh của anh hiện đã lên đến 27.000m2, được quy hoạch làm nhiều khu vực chức năng như: khu vực ươm cây giống, trồng cây thô, uốn thế, nhà sàn, non bộ. Anh cũng dành nhiều thời gian để đi sưu tầm những cây trồng lâu năm về chăm sóc, tạo thế cho cây. Nhiều cây xanh, lộc vừng của anh có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những cây được trả giá tới vài tỷ đồng.
Muốn kinh doanh tốt, phải am hiểu về mặt hàng và nhu cầu của thị trường. Anh Quỳnh cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh, tìm hiểu các kỹ năng cắt, tỉa, tạo dáng cây. Theo anh Quỳnh thì:" cây cảnh có 3 trường phái chơi. Một là người ta thích chơi những cây cảnh tự nhiên. Hai là chơi cây thế. Ba là cây kỳ hoa dị thảo. Mỗi trường phái đều có một nét đẹp riêng của nó. Mình làm kinh doanh nên cái gì đẹp là mình làm, thế nên trong vườn nhà mình có cả ba loại này, đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng". Ngoài ra, trong vườn nhà anh Quỳnh, cũng có cả những cây cảnh đơn giản, để đáp ứng nhu cầu chơi cây, chơi hoa của giới bình dân. Vì vậy, lượng khách đến với vườn cây nhà anh ngày một đông : "Có những năm doanh thu của mình được khoảng 3-4 tỷ, có năm doanh thu được khoảng 5 tỷ, năm 2007 rồi mình thu được khoảng 4 tỷ. Còn đầu năm nay mình đã thu được khoảng 2 tỷ rồi", anh Quỳnh cho biết.
Ý tưởng về làng nghề cây cảnh
Vừa biết làm giàu cho bản thân, anh Phạm Văn Quỳnh còn hăng hái giúp đỡ các bạn trẻ trong thôn, xã phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ một xã khó khăn về kinh tế, thu nhập chỉ trông vào hạt thóc củ khoai, đến nay Hồng Vân đã có 200 nhà vườn trong đó trên 50% do thanh niên làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho trên 400 lao động trẻ.
Vừa qua, đã có một Việt kiều Úc và 1 giáo sư người Nhật tìm đến anh Quỳnh để tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp trồng cây cảnh của anh.
Mặc dù vất vả, nhưng bên cạnh anh Quỳnh luôn có sự động viên và hỗ trợ của người vợ trẻ, chị Bích Huệ. Chính chị là người đã luôn có lòng tin vào anh, mặc dù đã có lúc anh thất bại. “Đầu tiên khi anh Quỳnh chuyển sang làm nghề cây cảnh, em rất lo. Nhưng sau một hai năm có hiệu quả thì em hoàn toàn ủng hộ. Nghề này có những vất vả, nhưng vì mình đam mê, thích thú với công việc nên quên đi hết mệt mỏi để cùng cố gắng với chồng làm cho hoàn thiện hơn”, chị Huệ nói.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai của mình, anh Quỳnh cho biết: “Khi mình vào Hội An, thấy trong đó cũng có những ngôi nhà vườn rất đẹp. Về đây mình nhìn thấy tiềm năng của xã mình, có nghề trồng cây cảnh, nên muốn đưa nơi đây trở thành một làng nghề. Dự kiến của mình là sẽ đề xuất với tỉnh cấp bằng làng nghề, đồng thời quy hoạch làng thành làng sinh thái để phục vụ du lịch”.
Căn nhà sàn rộng gần 100m2 của anh Quỳnh nay luôn rộn ràng và trở thành nơi giao lưu, dừng chân của hàng trăm đoàn khách từ Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định…đến học hỏi kinh nghiệm trồng và kinh doanh cây cảnh. Anh Phạm Văn Quỳnh cũng là người được vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng của TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh dành cho những thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất năm vừa qua.
(VietnamNetJobs)
Mới 30 tuổi, nhưng đã có trong tay một nhà vườn lớn với hàng nghìn cây cảnh quý hiếm, anh Phạm Văn Quỳnh, ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Tây từ lâu đã được nhiều người biết đến như một ông chủ tài năng mà trẻ tuổi.
Trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng
Đến xã Hồng Vân-huyện Thường Tín-tỉnh Hà Tây, hỏi nhà anh Quỳnh cây cảnh, không ai là không biết. Đó là ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây trên mảnh đất khoảng 7000m2, xung quanh được bao bọc bởi một rừng cây cảnh xanh mướt. Chủ nhân của nó, anh Quỳnh là một người trẻ tuổi hết sức nhiệt tình. Anh hào hứng kể về bước đường đến với nghề cây cảnh của mình từ khi mới rời ghế nhà trường. Lúc đó là những năm 90, khi biết mình không đỗ đại học, anh Quỳnh không nản mà quyết chí làm giàu. 18 tuổi, anh Quỳnh một mình lặn lội vào miền Nam học nghề, sau đó về quê dốc hết vốn liếng vào nuôi gà công nghiệp, nhưng không mang lại kết quả, mà lại còn phải gánh món nợ 100 triệu đồng. Sau đó, anh loay hoay chuyển sang làm nhiều nghề khác để kiếm sống nhưng đều không thành. Nhiều đêm không ngủ được, anh cứ tự hỏi, tại sao không thể làm giàu ngay tại quê mình?
Vốn là người yêu thiên nhiên, mê cây cảnh từ nhỏ, lại nhận thấy nhu cầu về cây cảnh của Hà Nội tăng nhanh, anh Quỳnh quyết định vay mượn 1 triệu đồng để mua 100 cây đa giống. Chỉ thử là thế, mà không ngờ sau 1 năm, 100 cây đa đó đã thu về cho anh hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Quá bất ngờ, anh Quỳnh mạnh dạn mua tiếp 2 vạn cây giống và thuê 4.000 m2 đất canh tác để trồng cây giống. “Mình thường mua mỗi cây con nhỏ khoảng 500đ, sau đó về trồng một năm đã bán được khoảng 30nghìn/cây. Nếu trồng khoảng 2 năm thì bán được 150-200 nghìn/ cây. Cứ như thế nhân lên…Hiện giờ trong vườn nhà mình có khoảng 1000-1500 cây cảnh. Ngoài ra còn vườn vệ tinh xung quanh đây nữa cũng có khoảng gần 10 cây, toàn những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng”, anh Quỳnh chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Để hiểu hơn về cây cảnh cũng như cách chăm bón và cắt tỉa sao cho nghệ thuật, anh Quỳnh đã đến nhiều nơi có nghề trồng cây cảnh lâu năm để học hỏi kinh nghiệm. Những nơi có tiếng về cây cảnh ở Nam Định, Hà Nam, Hà nội… anh Quỳnh đều tìm đến và lân la học hỏi. Vườn cây cảnh đã được anh chăm sóc hết sức cầu kỳ. Đối với 1 số loại cây, anh Quỳnh lặn lội mua giống cây ở Văn Giang, Hưng Yên rồi mang về trồng, chăm sóc vài ba năm rồi đưa vào chậu, sau đó nắn, vít, tưới tắm làm sao để cây có gốc và bộ rễ đẹp, sau đó mới lại cắt tỉa cành, lá…
Liên tục đầu tư từ năm 1994 đến nay, diện tích vườn cây cảnh của anh hiện đã lên đến 27.000m2, được quy hoạch làm nhiều khu vực chức năng như: khu vực ươm cây giống, trồng cây thô, uốn thế, nhà sàn, non bộ. Anh cũng dành nhiều thời gian để đi sưu tầm những cây trồng lâu năm về chăm sóc, tạo thế cho cây. Nhiều cây xanh, lộc vừng của anh có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những cây được trả giá tới vài tỷ đồng.
Muốn kinh doanh tốt, phải am hiểu về mặt hàng và nhu cầu của thị trường. Anh Quỳnh cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh, tìm hiểu các kỹ năng cắt, tỉa, tạo dáng cây. Theo anh Quỳnh thì:" cây cảnh có 3 trường phái chơi. Một là người ta thích chơi những cây cảnh tự nhiên. Hai là chơi cây thế. Ba là cây kỳ hoa dị thảo. Mỗi trường phái đều có một nét đẹp riêng của nó. Mình làm kinh doanh nên cái gì đẹp là mình làm, thế nên trong vườn nhà mình có cả ba loại này, đáp ứng đủ các yêu cầu của khách hàng". Ngoài ra, trong vườn nhà anh Quỳnh, cũng có cả những cây cảnh đơn giản, để đáp ứng nhu cầu chơi cây, chơi hoa của giới bình dân. Vì vậy, lượng khách đến với vườn cây nhà anh ngày một đông : "Có những năm doanh thu của mình được khoảng 3-4 tỷ, có năm doanh thu được khoảng 5 tỷ, năm 2007 rồi mình thu được khoảng 4 tỷ. Còn đầu năm nay mình đã thu được khoảng 2 tỷ rồi", anh Quỳnh cho biết.
Ý tưởng về làng nghề cây cảnh
Vừa biết làm giàu cho bản thân, anh Phạm Văn Quỳnh còn hăng hái giúp đỡ các bạn trẻ trong thôn, xã phát triển nghề trồng cây cảnh. Từ một xã khó khăn về kinh tế, thu nhập chỉ trông vào hạt thóc củ khoai, đến nay Hồng Vân đã có 200 nhà vườn trong đó trên 50% do thanh niên làm chủ, góp phần giải quyết việc làm cho trên 400 lao động trẻ.
Vừa qua, đã có một Việt kiều Úc và 1 giáo sư người Nhật tìm đến anh Quỳnh để tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp trồng cây cảnh của anh.
Mặc dù vất vả, nhưng bên cạnh anh Quỳnh luôn có sự động viên và hỗ trợ của người vợ trẻ, chị Bích Huệ. Chính chị là người đã luôn có lòng tin vào anh, mặc dù đã có lúc anh thất bại. “Đầu tiên khi anh Quỳnh chuyển sang làm nghề cây cảnh, em rất lo. Nhưng sau một hai năm có hiệu quả thì em hoàn toàn ủng hộ. Nghề này có những vất vả, nhưng vì mình đam mê, thích thú với công việc nên quên đi hết mệt mỏi để cùng cố gắng với chồng làm cho hoàn thiện hơn”, chị Huệ nói.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai của mình, anh Quỳnh cho biết: “Khi mình vào Hội An, thấy trong đó cũng có những ngôi nhà vườn rất đẹp. Về đây mình nhìn thấy tiềm năng của xã mình, có nghề trồng cây cảnh, nên muốn đưa nơi đây trở thành một làng nghề. Dự kiến của mình là sẽ đề xuất với tỉnh cấp bằng làng nghề, đồng thời quy hoạch làng thành làng sinh thái để phục vụ du lịch”.
Căn nhà sàn rộng gần 100m2 của anh Quỳnh nay luôn rộn ràng và trở thành nơi giao lưu, dừng chân của hàng trăm đoàn khách từ Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định…đến học hỏi kinh nghiệm trồng và kinh doanh cây cảnh. Anh Phạm Văn Quỳnh cũng là người được vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng của TW Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh dành cho những thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất năm vừa qua.
(VietnamNetJobs)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)